Ý nghĩa của Tượng Thiện Tài Đồng Tử trong thờ cúng và phong thủy

Rate this post

Thiện Tài Đồng Tử Là Ai?

Thiện Tài đồng tử hay còn gọi là Thiện Tài, là nhân vật chính trong Phẩm Nhập Pháp Giới trong kinh Hoa Nghiêm đây là phẩm quan trọng và dài nhất của kinh Hoa Nghiêm.

 

Thiện Tài đồng tử xuất hiện trong Phật giáo, Đạo giáo và những câu chuyện dân gian, hầu hết được miêu tả cùng với Long Nữ như là một tiểu đồng hầu cận của Quán Thế Âm Bồ Tát.

 

Trong kinh Hoa Nghiêm Thiện Tài Đồng Tử là một cậu bé người Ấn Độ đi tìm sự giác ngộ. Thiện Tài trải qua 53 chặng đường cầu đạo, gặp 53 thiện tri thức, trong đó có bốn Bồ Tát quan trọng đã giáo dưỡng, hộ niệm cho Thiện Tài trên bước đường tu tập đó là Văn Thù Sư Lợi, Quán Thế Âm Bồ Tất, Phật Di Lặc và Phổ Hiền.

 

53 trạm của con đường Tokaido ở Nhật Bản là một phép ẩn dụ cho cuộc hành trình của Thiện Tài. Quán Thế Âm là vị thiện tri thức thứ 28 mà Thiện Tài đã đến cầu đạo với ngài tại Phổ Đà Sơn. Khi gặp Bồ tát Di Lặc, Thiện Tài được ngài cho vào tham quan Tỳ Lô Giá Na Lâu Các.

 

Ý Nghĩa Khi Thờ Tượng Thiện Tài Đồng Tử

Thiện Tài Đồng Tử còn có những cái tên như : Vận Tài Đồng Tử hay còn goi là Vận Tài Tùy Nhi được xem là Tiểu Thần của Thần Tài được xem như là pháp khí mang lại Tài Lộc dồi dào và Phú Quý trong phong thủy chỉ đứng sau Thần Tài.

 

Theo truyền thuyết Thiện Tài Đồng Tử luôn bên cạnh Quan Âm Bồ Tát chuyên biến hiện ra nhiều tiền bạc, của cải giúp đỡ cho người nghèo nên sau này phong thủy dùng hình tượng của Thiện Tài Đồng Tử với mong muốn đem Tài Lộc đến cho gia chủ, thành thử mới có tên là Vận Tài Đồng Tử.

 

Vị Trí Đặt Tượng Thiện Tài Đồng Tử Trong Nhà.

Tượng Thiện Tài Đồng Tử – Hồng Hài Nhi hay Tượng Thần Tài thường được đặt hoặc trưng bày trong phòng khách, phòng trà, két sắt, nơi làm việc…đón vượng khí tốt lành và cầu Tài Lộc cho gia chủ.

 

Nếu gia chủ có điều kiện làm một khu thờ cúng riêng biệt ở ngoài khu vực sân vườn thì có thể để tượng Thiện Tài Đồng Tử bên cạnh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát kết hợp hạnh tu trong ba bộ kinh là Bát Nhã, Hoa Nghiêm và Pháp Hoa.

 

Trong kinh Bát Nhã, Quan Âm sử dụng nhĩ căn, luyện tánh nghe đến mức viên thông. Không có tiếng than, tiếng cầu cứu nào của chúng sanh mà ngài bỏ sót. Nên được tôn là Quán Tự Tại Bồ tát.

 

Ngoài ra, Vận Tài Đồng Tử còn dùng trong 1 vài trường hợp Hóa Sát trong phong thủy như: Phản Cung Sát, Pháo Đài Sát. Đặc biệt, Thiện Tài Đồng Tử rất thích hợp với nhà toàn nam giới chưa kết hôn.

 

Phong Thủy Anlux.vn

Địa Chỉ: Ngõ 45, Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn Phong Thủy Miễn Phí: Phone: 0834123888 – Zalo: 0973.080808

Webstie: https://anlux.vn


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.