Trẻ Ngồi Ở Bàn Ăn Bao Lâu Là Vừa Đủ Bữa
Hầu hết trẻ con có thể ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết trong vòng hai mươi phút. Tuy nhiên, trẻ ăn kém thì thích chơi hơn là ăn, nên sau vài phút chúng sẽ cố gắng thoát khỏi bàn ghế để làm những việc mà chúng thấy là vui hơn. Trẻ mà đã sợ ăn một số món nào đó sẽ rất hoảng khi ngửi hay nhìn thấy món đó và tức tốc nhảy khỏi bàn ngay. Trường hợp khác, trẻ ít có cảm giác đói thì ngồi ở bàn lâu hơn nhưng ăn rất chậm. Thường các trẻ nói và chơi với đồ ăn thay vì văn. Trẻ thích ăn thì sẽ cắm cúi ăn chỉ vì thấy thức ăn quá ngon và ngồi ở bàn ăn thì rất thích.
Ngày Bố Mẹ cũng có tốc độ ăn khác nhau có người ăn rất nhanh, có người lại ăn thong thả chậm rãi. Bữa ăn phải là một việc chung, là nhiệm vụ chung của cả nhà do đó mọi người cần ít nhiều điều chỉnh. Trẻ nhỏ phải được ngồi ở bàn ít nhất là 20 phút nhưng không quá 30 phút.
Thay vì chúng ta sử dụng đồng hồ, Chúng tôi đề nghị Bố mẹ điều chỉnh tốc độ ăn của mình vào khoảng 20 phút và nói với con rằng con phải ngồi ở bàn ăn cho đến khi bố mẹ no bụng. Việc này tốt vì không chỉ giúp trẻ biết học cách chờ đợi những người khác trong nhà ăn xong bữa mà còn giúp trẻ có thời gian cảm nhận về thức ăn, cảm nhận về cảm giác No, Đói của mình, Giúp Trẻ quan sát mọi người trong gia đình ăn, giúp trẻ quan sát thức ăn trên bài.
Giữ được trẻ ngồi yên trên bàn ăn 20 phút là một việc không dễ dàng nhưng không có nghĩa là không làm được. Trẻ nào vẫn có thói quen nhảy ra khỏi ghế ăn, chuồn khỏi bàn chỉ sau vài phút sẽ chống đối lại sự thay đổi này một cách mạnh mẽ. Những trẻ ấy cần phải biết Bố Mẹ cãi việc này là nghiêm túc. Có nghĩa là Chúng sẽ có thời gian một mình – tức là thời gian tách khỏi bố mẹ như một sự cảnh cáo, cảnh báo.
Không nên giữ trẻ ở bàn ăn quá 30 phút chỉ để ép trẻ ăn thêm hay ăn thử vài món ăn gì đó. Bố mẹ cũng không được cho trẻ kéo dài bữa ăn bằng cách lâu lâu ăn một miếng và đánh lạc hướng bố mẹ bằng cách nói chuyện thay vì ăn. Bố Mẹ nên nhớ trẻ không ăn đủ trong một bữa, bữa sau chúng sẽ đói hơn.
Chúc Các Bố Mẹ Thành Công……..
Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn
Cố Vấn Đào Tạo Độc Quyền Của Anlux.vn
Xem Thêm: Tại Sao Nên Giúp Trẻ Tự Ăn === >>> TẠI Đây
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...