Sự Thật Ngỡ Ngàng: ” Gà Trống Chế Ngự Thói Đào Hoa”
Mục lục nội dung
Nhiều gia đình Vợ Chồng lục đục, có sự nghi ngờ vợ hoặc chồng quan hệ ngoài luồng thường được khuyên nên đặt vật phẩm con gà trống bằng vàng trong tủ quần áo nhằm hạn chế tính trăng hoa. Vậy ý nghĩa của hình tượng con gà trống trong vấn đề này được giải thích thế nào? Sự thật là gì?
Chuyên gia phong thủy lý giải:
Con gà trống trong phong thủy thường dùng để hóa giải những chuyện đào hoa, những mối quan hệ tình cảm ngoài luồng không tốt, cả những chuyện yêu ma quái đản kiểu Liêu Trai.
Trong tích xưa khi Trụ Vương nhà Thương quá mê đắm Hồ Ly Đắc Kỷ, một vị thần tiên đã chỉ cho Trụ Vương treo một thanh kiếm bằng gỗ đào tại một vị trí trong cung vua. Phép này lúc đầu rất hiệu lực, tuy nhiên do vận số nhà Thường mà nó không được dùng triệt để nên đã không có được hiệu lực cần thiết.
Tương tự vậy, trong phong thủy những chiêu thức trấn đào hoa giống như trên cũng thường được dùng. Trong khoa này, sao đào hoa thuộc Mộc tượng trưng của tình duyên và sự lãng mạn, mối quan hệ với người khác phái. Người xưa tin rằng nếu sao này quá vượng sẽ khiến cho đối tượng dễ có những mối quan hệ ngoài luồng vì thế cẩn phải giảm bớt.
Sao thiên hình xuất phát cung dậu (Con Gà) – mang hành kim để khắc mộc, biểu tượng là thanh kiếm chủ cho lí trí, nghiêm nghị được cho là có thể chế đào hoa. Vì thế, trong phong thủy lúc thì dùng thanh kiếm, khi dùng biểu tượng con gà để trấn trị đào hoa.
Phương pháp dùng biểu tượng con gà trống bằng đồng, hoặc mạ vàng đặt trong tủ quần áo hoặc những cung đào hoa vị của ông chủ nhà để chế và hóa thói đào hoa là vậy.
Gà Trống Vật May Mắn Trong Nhà, Thăng Quan Tiến Chức
Gà là một loài gia cầm phổ biến. Bất kể trống hay mái gà đều mang lại lợi ích lớn cho con người. Gà mái đẻ trứng, Gà trống gáy chúng đều có cống hiến của riêng mình. Tuy nhiên trong quan niệm truyền thống Gà Trống chiếm ưu thế, Gà Mái không được đề cập đến.
Theo cách nói của “Vĩ Thư” Gà Trống do sao Ngọc Hoàng trên trời biến thành, rất huyền bí. Có sách cổ lại nói Gà Trống có 5 đức Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín điều này cũng có chút hợp lý.
Ví dụ trong Hoa Kính giải thích rằng: Ngũ Đức là Đầu đội mũ là Văn, Bước đi nhanh là Võ, Gặp Đích dám chiến đầu là Dũng, Có miếng ăn biết gọi đàn là Nhân, Luôn canh gác ban đêm là Tín.
Gà trống là vật cát tường, có tác dụng để tránh tà.
Ví dụ mùng 1 tháng giêng giết gà, sau đó treo trên cửa nghe nói làm như vậy có thể trấn áp, xua đuổi cái ác. Trước đây còn có tập tục giết gà trống khi có người chết hoặc mắc bệnh gọi là ” Kê Đầu Trị Cổ” ( Đầu Gà Trị Được Trùng Độc). Về sau, tập tục này phát triển theo khuynh hướng cầu phúc.
Ví dụ ngày mùng 1 tháng 1 treo tranh vẽ gà trống lên trước cửa, hoặc treo tranh con gà trống đứng trên đá trong nhà trước đây gọ là “Thất Thượng Đại Cát” (Cả Nhà Tốt Đẹp). Tranh cát tường có Thất Thượng Đại Cát là bức tranh vẽ con gà trống đứng trên tảng đá, vì từ “Thạch”(đá), “Kê”(Gà) đọc lái sang thành “Thất”(Nhà) và “Cát”(May Mắn). Những cặp từ này trong tiếng hán có phát âm gần giống nhau, người ta dùng cách chơi chữ để thể hiện ý nghĩa của bức vẽ, sử dụng trong tranh vẽ và các đồ dùng khác…..
Tác dụng trừ tà cầu phúc của gà trống có liên quan tới hai khoảng thời gian.
đó là ngày mùng 1 tháng giêng và ngày mùng 1 tháng 2. Trước đây người ta gọi ngày mồng 1 tháng giêng là Kê Nhật(ngày gà) vì gà là vật dương tính, mồng một tháng một cũng thuộc dương nên hai thứ đã liên kết lại làm một. Ngày mùng hai tháng hai có liên quan tới gà điểm liên kết cũng ở “Dương”. Ngày mùng một tháng hai là ngày mặt trời sinh ra. vào ngày này, Gà được dùng để trang trí cho bánh mặt trời(còn gọi là bánh trứng mặt trời), ý nghĩa của loại bánh này là ca tụng mặt trời.
Bà Trống còn biểu hiện cho sự Dũng Mãnh của các Anh Hùng. Trong Ngũ Đức có Võ và Dũng đó là minh chứng vô cùng rõ nét cho điều đó. Trong ” Đường Thư” có ghi lại một mẩu chuyện của Lưu Vũ Chu cũng đã liên hệ Gà Trống với Sự Mạnh Mẽ: Cha của Lưu Vũ Chu cùng vợ là Triệu Thị cùng ngồi trong sân vào một buổi tối, đột nhiên thấy một cái gì đó trông giống con gà trống, ánh sáng loang loáng, không thấy gì. Triệu thị từ đó mang thai, sau này sinh ra Lưu Vũ Chu. Lưu Vũ Chu là người anh dũng rất giỏi cưỡi ngựa bắn tên. Tranh cát tường sau này có chủ đề ” Anh hùng đấu chí” là bức tranh vẽ Gà.
Ngoài ra Gà Trống gáy báo sáng rất có quy luật, rất chuẩn xác, nên đế vương trước đây ” Dĩ Kê Vi Hâu” lấy gà làm tiêu chuẩn tính thời gian. Chiếc mào của Gà Trống cao thắng, hơn nữa”Quan”(Mào Gà) còn đồng âm với “Quan” (Quan Lại). nên cũng được coi là cát tường. Tranh cát tường ” Quan thượng gia quan” chính là bức vẽ gà trống và hoa mào gà, dùng để chúc phúc thăng quan, thành đạt.
Nguyễn Viết Thắng – ST
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...