Phụ Nữ Mang Thai Bà bầu 3 tháng đầu ko nên ăn gì?

Rate this post

Giai đoạn thai nghén cực kỳ nhạy cảm của mẹ bầu, cơ địa dễ dị ứng, sức khỏe suy giảm, thường xuyên mệt mỏi. Trong khi thai nhi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.

 

Đó là lý do vì sao bà bầu cần quan tâm kỹ càng đến chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu. Đặc biệt, cần biết rõ bà bầu 3 tháng đầu ko nên ăn gì? Để tránh được những nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến em bé.

 

Trong bài viết dưới đây, Anlux.vn sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề xoay quanh câu hỏi 3 tháng đầu ko nên ăn gì? Mời bạn cùng tham khảo!

 

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu thai kỳ là thời gian cực kỳ nhạy cảm đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Đây cũng chính là quãng thời gian quan trọng nhất của thai nhi. Ở giai đoạn này, quá trình phân bào trong phôi diễn ra cực kỳ mạnh mẽ. Thai nhi bắt đầu hình thành những cơ quan quan trọng đầu tiên.

 

Từ tuần thứ 4, hệ thống thần kinh đã hình thành. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống đã xuất hiện. Song song với đó là sự hình thành của tim, hệ tuần hoàn và một số cơ quan khác. Và cho đến cuối tuần thứ 12, về cơ bản, toàn bộ cơ thể em bé đã được hình thành và hoàn thiện.

 

Chính vì có rất nhiều thứ phải thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, cho nên thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt không thể thiếu những vi chất cực kỳ quan trọng, gồm: Axit Folic, canxi, sắt, vitamin D,…

 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần quan tâm 3 tháng đầu ko nên ăn gì để không gây nguy cơ đối với thai nhi.

 

Vậy điều gì sẽ xảy đến nếu mẹ không bổ sung đủ những chất dinh dưỡng mà thai nhi cần? Một số nguy cơ về dị tật, sảy thai hoặc suy dinh dưỡng thai kỳ được cho là liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng của mẹ trong 3 tháng đầu tiên mang thai.

 

Tóm lại, mẹ bầu rất cần thiết thực hành chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học để cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

 

Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, bà bầu nên bổ sung đủ những dưỡng chất sau đây:

 

Năng lượng

Mỗi ngày, nhu cầu năng lượng của thai phụ sẽ càng tăng lên theo sự phát triển của em bé trong bụng. Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu tiên cần cung cấp 2300 – 2400 kcal/ngày.

 

Protein

Chất đạm cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ. Bởi vì, protein đảm bảo cho sự phát triển nhanh của mô bào thai. Riêng đối với mẹ bầu, bổ sung đủ chất đạm sẽ giúp tăng cường sản sinh máu, tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ.

 

Vì vậy, bà bầu 3 tháng đầu nên chú ý bổ sung đủ 85 – 90g chất đạm / ngày (cao hơn bình thường 10 – 15g/ngày). Nhóm thực phẩm tuyệt vời cho giai đoạn này gồm thịt, cá, trứng, sữa, thịt heo nạc, thịt bò, đậu,…

 

Axit Folic

Axit folic cực kỳ quan trọng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì lúc này hệ thống thần kinh, não và tủy sống bắt đầu hình thành. Axit Folic giúp ngăn chặn nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc tật nứt đốt sống bào thai.

Mẹ bầu nên ăn nhiều ngũ cốc, rau có lá màu xanh thẫm (rau bina, rau muống, cải xanh,…), thịt gia cầm…  Hoặc mẹ bầu có thể dùng viên uống bổ sung axit folic theo đơn của bác sĩ.

 

Sắt

Sau lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kê viên sắt cho mẹ bầu. Dùng viên uống bổ sung sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Giai đoạn này, bà bầu cần bổ sung 36 – 40mg sắt /ngày. Vậy nên bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,…

 

Canxi và Vitamin D

Đây là 2 chất dinh dưỡng không thể thiếu để hình thành khung xương của thai nhi. Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cá, cua, trứng, rau xanh, đậu đỗ.

Giai đoạn này bà bầu chưa được uống viên bổ sung canxi vì sẽ tăng nguy cơ vôi hóa bánh nhau, ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.

 

Các nhóm vitamin và vi chất thiết yếu

Bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung 600mcg vitamin A/ngày, nên lấy từ những thực phẩm giàu vitamin A như thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, củ quả màu đỏ vàng, rau lá màu xanh thẫm.

 

Vitamin C có nhiều trong rau củ quả, trái cây họ cam quýt,… giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, tránh cảm lạnh, đồng thời cũng tốt cho xương của thai nhi.

 

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ cho bà bầu cũng cần bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu. Gồm Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,…

 

Mẹ bầu ốm ngén ăn uống gì để thai nhi đủ dưỡng chất?

Khi bắt đầu mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu bị ốm nghén.

 

Tình trạng chung của nhiều bà bầu là chán ăn, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn và dễ nôn ói sau khi ăn. Một số bà bầu có biểu hiện quá mệt mỏi, kiệt sức cần can thiệp chăm sóc tại bệnh viện.

 

Nếu không bổ sung đủ dưỡng chất như đã phân tích trên đây sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ. Đồng thời thai nhi cũng gián tiếp bị ảnh hưởng tiêu cực.

 

Để có thể ăn uống tốt hơn, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày, giúp giảm bớt tình trạng nôn ói sau ăn. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn 6 bữa gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

 

Nên chuẩn bị sẵn các loại ngũ cốc, sữa chua, trái cây, bánh, sữa,… để dùng trong bữa phụ, bổ sung thêm dinh dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh đó, bà bầu cũng chú ý ăn uống đa dạng, đầy đủ nhóm chất, vừa đỡ ngán vừa đủ dinh dưỡng.

 

Đặc biệt, mẹ bầu nên kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập hít thở, yoga bầu,… để giảm bớt sự mệt mỏi, giảm ốm nghén, ăn uống ngon miệng hơn.

 

Bà bầu 3 tháng đầu 8 loại thực phẩm cần tránh!

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần hết sức chú ý chế độ ăn uống, bởi vì chỉ cần một chút sai lầm cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Thai nhi giai đoạn 3 tháng đầu rất yếu ớt, nguy cơ sảy thai khá cao. Vậy nên mẹ bầu cần nắm rõ 3 tháng đầu ko nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Dưới đây là danh sách 8 nhóm thực phẩm 3 tháng đầu ko nên ăn gì mẹ bầu cần tránh:

 

Các loại rau sống

Rau mầm sống, rau sống các loại, kể cả giá đỗ là nhóm thức ăn cấm kỵ đầu tiên trong danh sách 3 tháng đầu ko nên ăn gì. Nguyên nhân là vì các loại rau sống chứa nhiều vi khuẩn, và bạn sẽ không bao giờ loại bỏ hết được khi chưa nấu chín.

Trong đó có loài toxoplasma gây tổn hại cho tâm thần của thai nhi.

Đối với các loại trái cây tươi ngon mẹ bầu cũng thật cẩn thận. Tuyệt đối không uống nước ép ngoài hàng, chợ, cửa hàng,… vì bạn sẽ không biết được chúng có được rửa kỹ càng trước khi chế biến hay không.

Nước ép từ trái cây, củ quả chưa rửa sạch dưới vòi nước chảy và ngâm nước muối pha loãng thường ẩn chứa nhiều nguy cơ. Đặc biệt là các loại vi khuẩn gây hại, bao gồm cả E. coli và salmonella.

 

Đồ muối chua

3 tháng đầu ko nên ăn gì. Đó chính là đồ muối chua. Mặc dù vị chua ngọt của đồ muối chua, dưa muối quả là nhóm đồ nhâm nhi khoái khẩu của nhiều bà bầu.

Thực ra, dưa chua, đồ chua cũng có tác dụng tích cực đối với việc kích thích cảm giác ngon miệng cho bà bầu và một số lợi ích khác.

Tuy nhiên, dưa muối lại được lên men nên chứa nhiều vi sinh vật. Hơn nữa, nếu chỉ mới muối chua được vài ngày thì lại cực kỳ có hại. Bởi vì, giai đoạn này, vi sinh vật đang chuyển hóa nitrat thành nitric.

Bà bầu không nên ăn dưa muối giai đoạn này vì chất nitrate rất hại cho cơ thể.

Mặc dù vị chua ngọt của đồ muối chua, dưa muối quả là nhóm đồ nhâm nhi khoái khẩu của nhiều bà bầu. nhưng không nên dùng.

Mặc dù vị chua ngọt của đồ muối chua, dưa muối quả là nhóm đồ nhâm nhi khoái khẩu của nhiều bà bầu. nhưng không nên dùng.

 

Các loại thực phẩm dễ gây sảy thai hoặc không tốt cho thai nhi

3 tháng đầu ko nên ăn gì? Mẹ bầu nên cố gắng tránh xa một số rau, củ, quả có thể kích thích thai nhi, gây động thai, sảy thai. Bao gồm:

Dứa

Trong thành phần quả dứa có nhiều chất bromelain – có tác dụng tăng co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai. Vậy nên dứa là thực phẩm trong nhóm cần kiêng kỵ đối với thai phụ 3 tháng đầu.

Đu đủ xanh

Đu đủ xanh và cả đu đủ chín hường đều chứa nhiều enzyme gây tăng co bóp tử cung, dễ sảy thai, bà bầu 3 tháng đầu cần kiêng khem.

Nha đam (lô hội)

Trong nha đam có chất gây xuất huyết vùng chậu dẫn đến sảy thai. Vậy nên bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn hoặc uống nước ép nha đam.

Rau chùm ngây

Chùm ngây chứa nhiều vitamin, sắt, kali rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại rau này cũng chứa chất alpha sitosterol dễ gây sảy thai. Vậy nên trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu không nên ăn rau chùm ngây.

Hạt mè (hạt vừng)

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn nhiều hạt mè, và tuyệt đối tránh kết hợp hạt mè cùng mật ong trong món ăn. Bởi vì các chất trong hạt mè và mật ong kết hợp với nhau dễ gây sảy thai.

Gan động vật

Gan động vật ăn ngon và chứa nhiều vitamin A, tuy nhiên bà bầu cũng chỉ nên ăn 1 – 2 lần / tháng. Bởi vì ăn nhiều gan động vật sẽ tồn đọng nhiều chất retinol, gây hại cho em bé.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là nơi chứa nhiều chất độc, bà bầu không nên ăn thường xuyên hoặc thậm chí là kiêng khem hẳn. Bởi nguy cơ ngộ độc khá cao, không tốt cho thai nhi và thậm chí có thể gây dị tật thai nhi.

Cua

Bà bầu nên hạn chế và nếu sức khỏe yếu thì không nên ăn cua trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì cua chứa những chất gây co thắt tử cung, gây chảy máu trong hoặc thậm chí là thai chết lưu. Hơn nữa, cua cũng khiến bà bầu dễ bị cholesterone máu cao, không có lợi cho sức khỏe bà bầu.

Chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng đều chứa vi khuẩn listeria. Do đó, nếu trên hộp sản phẩm đựng sữa không có dùng “sữa tiệt trùng” thì bà bầu phải đưa vào nhóm thực phẩm 3 tháng đầu ko nên ăn gì.

Đồ ăn chưa nấu kỹ, đồ sống

Tất cả các loại thịt, cá, hải sản, trứng,… chưa nấu chín kỹ hoặc đồ sống kiểu sashimi, bà bầu tuyệt đối không nên ăn. Bởi vì đồ sống chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng nguy hiểm nhất là loài toxoplasma gây hại não bộ của thai nhi.

Ngoài ra, đồ sống có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất cao. Trong khi cơ thể bà bầu rất nhạy cảm, và nếu có dị ứng, phản ứng sẽ nặng nề hơn gấp nhiều lần. Vậy nên mẹ bầu tuyệt đối không ăn đồ sống, đồ chưa nấu chín kỹ, đồ tái.

Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao

Cá và hải sản là nguồn bổ sung protein, chất béo omega-3 cực kỳ tốt cho não bộ của thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu phải có lựa chọn thông thái để tránh gây hại cho em bé của mình.

Một số loài cá và động vật giáp xác chứa hàm lượng lớn thủy ngân. Đây là chất độc, ảnh hưởng nặng nề lên hệ thần kinh và sự phát triển của em bé.

Vậy nên, mẹ bầu 3 tháng đầu ko nên ăn gì? Đó là hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, ví dụ như: Cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá đổng, cá thu vua,… Thường thì các loại cá càng lớn, hàm lượng thủy ngân trong chúng càng cao.

Theo khuyến cáo từ Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, bà bầu nên ăn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái. Vì chúng chứa ít thủy ngân, an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

 

Các loại thịt nguội, xúc xích, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp

Bà bầu ở bất kỳ giai đoạn nào cũng nên hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp, đồ bảo quản đông lạnh như xúc xích, thịt nguội,… Nguyên nhân vì chúng cần được bảo quản lạnh, tiềm ẩn vi khuẩn Listeria. Nếu muốn ăn, bà bầu nên làm nóng chúng và ăn ngay sau đó.

Một nguyên nhân khác để bà bầu đưa nhóm đồ này vào danh sách 3 tháng đầu ko nên ăn gì đó là chúng chứa nhiều muối. Tiêu thụ nhiều muối trong thai kỳ dễ gây phù nề, nhiễm độc thai kỳ, tai biến khi sinh.

 

Những đồ uống cần hạn chế

Về nhóm đồ uống, bà bầu 3 tháng đầu và tất cả giai đoạn còn lại của thai kỳ đều cần tráng: Rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê và trà (kể cả trà hoa, trà thảo mộc).

 

Caffeine khi đi qua nhau thai, đến thai nhi, gây nhiều hệ quản nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sảy thai. Vậy nên, bà bầu không nên tiêu thụ quá 200 mg caffeine/ngày. Gồm các loại đồ uống như cà phê, trà, chocolate, soda, nước tăng lực…

 

Chất cồn trong rượu, bia, đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc gây dị tật thai nhi bẩm sinh. Vậy nên bà bầu không được uống rượu, bia, chất có cồn, dù chỉ là một lượng rất nhỏ.

 

Trà thảo mộc: Mặc dù chúng có vẻ an toàn hơn  trà xanh. Tuy nhiên có rất ít dữ liệu hay khuyến cáo về nhóm thức uống này đối với bà bầu. Vậy nên, khi chưa chắc chắn, mẹ bầu cũng nên kiêng cử để an toàn cho em bé.

 

Bầu 3 tháng đầu có nên ăn yến sào không?

Nhóm thực phẩm số 8 trong danh sách 3 tháng đầu ko nên ăn gì chúng tôi muốn nhắc đến chính là Yến sào. Về những tác dụng của yến sào đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi không ai có thể tranh cãi thêm.

Tuy nhiên, một số tài liệu Đông y cho rằng không nên dùng yến trong 3 tháng đầu mang thai. Hãy cùng Nàng Yến khám phá kỹ hơn nhé!

Trước tiên. Tổ Yến Sào với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, được xem là thực phẩm vàng nên dùng cho bà bầu.

Với hàm lượng hơn 55% protein/100gr yến, 30 nguyên tố vi lượng (đặc biệt giàu sắt và canxi – bộ đôi không thể thiếu trong thời kỳ bầu bí) và 18 loại axit amin quý hiếm.

Vì vậy, bà bầu thường xuyên ăn yến sào sẽ dung nạp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất, vi chất. Có lợi cho sự hình thành, phát triển, tái tạo tế bào, tăng cường số lượng tế bào hồng cầu, tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ làn da khỏi sự lão hóa, nhăn nheo, rạn da khi mang thai.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Nhiều bác sĩ khuyên bà bầu nên ăn yến sào để bồi bổ sức khỏe, an toàn cho sức khỏe của mẹ và có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, bà bầu tháng thứ mấy mới nên ăn yến sào? Tại sao danh sách thực đơn 3 tháng đầu ko nên ăn gì lại có mặt yến sào?

Theo tài liệu Đông y, yến sào có vị ngọt, tính hàn, dễ gây lạnh, có tác dụng trong kiện tỳ dưỡng huyết, điều trị cảm cúm, bổ thận sinh tinh,… Vì vậy, bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn yến sào vì sẽ dễ gây khó chịu, lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, dễ gây động thai.

Một nguyên nhân khác, trong 3 tháng đầu, bà bầu thường bị ốm nghén, mệt mỏi, suy nhược quá độ, cơ địa thay đổi thất thường, vậy nên cũng không dung nạp được dưỡng chất quý từ yến sào.

Bắt đầu từ tháng thứ 4, khi thai nhi đã bám chắc vào thành tử cung, bắt đầu phát triển mạnh mẽ, mẹ bầu có thể ăn yến sào để bồi bổ sức khỏe.

Mẹ bầu nên ăn yến sào với lượng 3g/lần, 3 lần/tuần, ăn đều đặn để hấp thu được nhiều dưỡng chất nhất từ thực phẩm quý giá này. Thời điểm tốt nhất để bà bầu ăn yến sào là trước bữa sáng 30 phút, bứa xế chiều hoặc sau bữa tối khoảng 1 giờ.

 

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai từ tháng 4 trở đi.

Yến sào có thể dùng chế biến rất nhiều món ăn ngon cho bà bầu, tuy nhiên, yến chưng cách thủy đường phèn là đơn giản và hiệu quả nhất. Mẹ bầu có thể tự chế biến tại nhà.

 

Địa Chỉ Mua Tổ Yến Sào Uy Tín Và Chất Lượng

Để mua được sản phẩm yến sào chính hãng, chất lượng đến từ nhà sản xuất, phân phối lớn trên thế giới, bạn hãy đến với Anlux.vn. Anlux là địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm thực phẩm cao cấp uy tín bậc nhất trên thị trường hiện nay.

 

Tại Anlux.vn, khách hàng không còn lo lắng và băn khoăn về chất lượng, nguồn gốc cũng như giá thành của sản phẩm. Chúng tôi luôn cam kết sản phẩm chính hãng, giá thành cạnh tranh, sẵn sàng hoàn tiền 100% nếu là hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.

 

Anlux.vn - khỏe mạnh hơn - hạnh phúc hơn
Anlux.vn khỏe mạnh hơn – hạnh phúc hơn

Website chính thức: https://anlux.vn

Địa Chỉ: Ngõ 45, Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện Thoại: 0834123888 – Zalo 0834123888


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.