Phân biệt các loại nhóm gỗ tự nhiên Việt Nam

Rate this post

Phân biệt các loại nhóm gỗ tự nhiên Việt Nam

 Hiện nay, gỗ tự nhiên được phân chia thành 8 nhóm gỗ chính là:

  1. Nhóm I: Đây là nhóm gỗ quý hiếm trên thị trường, có vân thớ, màu sắc đẹp, với hương thơm tự nhiên, độ bền cao, khả năng chống ẩm và mối mọt rất tốt nên sẽ có giá trị kinh tế cao. Các loại gỗ thuộc nhóm này gồm gỗ Lát Hoa, gỗ Gõ đỏ, Gỗ Cẩm Lai, Gỗ Bằng Lăng…
  2. Nhóm II: Là nhóm gỗ nặng, cứng, có tỷ trọng lớn, sức chịu lực và độ bền cao. Gỗ thuộc nhóm này là gỗ Căm xe, gỗ Đinh, gỗ Lim, gỗ Nghiến, gỗ Sến…
  3. Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn 2 loại trên nhưng lại có sức bền và chịu lực cao, độ dẻo dai lớn nên rất được ưa chuộng trong chế tác – thi công đồ mỹ nghệ.
  4. Nhóm IV: Những loại gỗ thuộc nhóm này thường có thớ mịn đẹp mang giá trị thẩm mỹ cao, chất lượng bền bỉ và dễ gia công chế biến. Gỗ tự nhiên trong nhóm này là gỗ óc chó, gỗ Sụ, gỗ Sến, gỗ Mỡ, gỗ Mít….
  5. Nhóm V: Gồm có các loại gỗ tự nhiên là gỗ Thông, Trám, gỗ Dẻ, gỗ Phi Lao… Loại gỗ trong nhóm này có tải trọng trung bình nhưng vẫn có độ bền cao với khả năng chống chịu mối mọt tốt, được ưa chuộng trong thi công nội thất.
  6. Nhóm VI: Gồm có gỗ Xoan Đào, gỗ Kháo, gỗ Bạch đàn đỏ, gỗ Chiêu Liêu… Nhóm gỗ này có tải trọng thấp và sức chịu đựng trung bình. Bên cạnh đó cũng dễ bị mối mọt, cong vênh nên cần phải được xử lý kỹ lưỡng, cẩn trọng trước khi đưa vào sản xuất thành đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ.
  7. Nhóm VII: Gần giống như nhóm VI, các loại gỗ trong nhóm này tương đối nhẹ, sức bền và chống mối mọt, cong vênh kém. Các loại gỗ thuộc nhóm này gồm có: Gỗ Sồi, gỗ Côm, gỗ Me, gỗ Ngát, gỗ Vạng
  8. Nhóm VIII: Là nhóm gỗ cuối cùng và có chất lượng thấp nhất trong bảng gỗ Việt Nam với sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao nên ít được sử dụng trong thi công nội thất. Các loại gỗ thuộc nhóm này gồm gỗ Đề, Sung, Cóc, Ba bét, Ba soi…

 

Gỗ thuộc ngũ hành nào?

Gỗ được khai thác từ các loại cây, tùy thuộc vào giống cây và nơi trồng, điều kiện thổ những, thời tiết, khí hậu mà chúng ta có thể khai thác được các loại gỗ khác nhau với chất lượng khác nhau.

 

Dù là gỗ thuộc cây gì đi chăng nữa thì gỗ cũng được xếp vào ngũ hành Mộc. Mộc sinh Hỏa.

 

Từ ngàn đời xưa khi khoa học công nghệ chưa phát triển thì gỗ là một nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi gia đình, Gỗ được sử dụng để đun nấu thức ăn cho người và gia súc. Gỗ được sử dụng để sưởi ấm cho con người và gia súc vào những ngày đông giá rét.

 

Gỗ được sử dụng để xây cất những ngôi nhà để cho con người và gia súc chú ngụ. Gỗ được sử dụng làm đồ gia dụng trong các gia đình như bàn ghế, giường tủ, đồ thờ cúng, đồ gia dụng khác vv…

 

Gỗ là vật liệu được tích trữ rất nhiều và vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.

 

Ngày nay khi kho học công nghệ phát triển, Gỗ được sử dụng đa dạng và phong phú để làm nguyên liệu cho các ngành nghề công nghiệp như sản xuất đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ công nghệ như xe máy, xe đạp, xe ô tô, máy bay, tầu ngầm, tầu thảm hiểm vũ trụ vv…..

 

Sử dụng Gỗ trong đời sống giúp con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, tạo ra cảm giác thư thái, thoải mái dễ chịu, mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Gỗ dù được sử dụng với mục đích gì cũng luôn toát lên vẻ đẹp tự nhiên, bình dị, mộc mạc, dân dã giúp con người có cảm giác được gần gũi với thiên nhiên.

 

Ngày nay, Các loại Gỗ Quý thường là nguyên liệu chính được sử dụng để chế tác các đồ gia dụng như bàn ghế, giường tủ, khay ấm, trà, đồ thờ cùng, hoành phi câu đối, cửa chính cửa sổ, chắn song bảo vệ vv… Ngoài ra gỗ còn được sử dụng để sản xuất những đồ vật phong thủy như các loại tượng gỗ phật di lặc, tượng gỗ quan công, tượng gỗ khổng minh, tượng gỗ phật bà quan âm, tượng gỗ phúc lộc thọ, tượng đạt ma sư tổ, Tượng linh vật 12 con giáp như hổ, trâu, rồng, chuột, rắn, khỉ, cá chép hóa rồng, rùa đầu rồng, ngựa, Long Ly Quy Phụng, Voi, Lợn, Gà vv… , tranh phong cảnh, tranh linh vật, gậy batoong bằng gỗ  vv….

 

Ai nên sử dụng Gỗ?

Trong đời sống hàng ngày:

Ai cũng có thể sử dụng Gỗ bởi từ xa xưa gỗ là nguyên liệu giúp con người trên trái đất này tồn tại và phát triển tới ngày nay.

 

Theo phong phủy học:

Theo ngũ hành tương sinh và tương hợp

Gỗ thuộc ngũ hành Mộc

  • Mộc hợp Mộc
  • Mộc sinh Hỏa

Vậy nếu bạn có cung sinh hoặc cung mệnh là ngũ hành Mộc hoặc Hỏa thì bạn hòa toàn có thể sử dụng Gỗ làm vật liệu chính để sử dụng trong nhà, văn phòng, nơi làm việc vv…

 

Siêu Thị Vật Phẩm Phong Thủy Anlux.vn

Địa Chỉ: Ngõ 45, Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn Phong Thủy Miễn Phí: Phone: 0834123888 – Zalo: 0973.080808

Webstie: https://anlux.vn

 


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.