Những Việc Không Nên Làm Khi Cho Trẻ Ăn
Không Nịnh Nọt, Không Dọa Nạt, Không Ép Trẻ Ăn
Mục lục nội dung
- Một số Bố Mẹ có thói quen không tin vào khả năng tự cảm nhận NO ĐÓI của con mình. Họ động viên, ép buộc con cái mình ăn thật nhiều để làm hài lòng bản thân mình mà không quan tâm tới cảm giác của con em mình. Họ cũng không biết con mình cần ăn bao nhiêu là đủ họ lấy cái cảm giác,, cái cảm nhận của mình để áp đặt con cái mình phải làm theo ý nghĩ của mình.
- Một số cho mẹ độc đoán tới mức cứ bắt buộc con phải ăn những gì mình đã chế biến và đặt vào bát của chúng. Họ sẵn sàng dọa nạt ép buộc Trẻ ngồi yên ở bàn và ăn cho tới khi hết sạch đống đồ ăn đó. Đôi khi Các Bố Mẹ còn dạy dỗ con bằng cách nói với trẻ rằng những nơi nghèo khổ khác rất nhiều trẻ em đang bị chết đói mỗi ngày. Tiêu cực hơn, một số trường hợp trẻ không hợp tác bố mẹ còn sử dụng biện pháp đánh đập để bắt trẻ phải ăn cho đến khi mình thấy hài lòng. Tùy vào đặc điểm tâm sinh lý của mỗi trẻ mà những việc làm như vậy đã vô hình chung châm ngòi cho những cuộc đối đầu giữa Bố mẹ và con cái, sự e sợ, sợ hãi khi đối mặt với cha mẹ, sợ hãi khi ăn và nguy hại hơn là có thể kích hoạt chế độ không biết no đói là gì.
Không Khen Ngợi Trẻ Khi Trẻ Ăn Quá Nhiều và Trê Bai khi Chúng Ăn Ít
- Bố Mẹ thường tỏ ra lo lắng khi trẻ ăn ít và theo dõi sát sao con mình ăn nhiều hay ăn ít thế nào. Nhiều phụ huynh đã vui mừng và quá khích tới mức reo hò võ tây sung sướng mỗi khi thấy trẻ chịu ăn và ngược lại là tỏ ra không vui cáu giận, trê bai, ép buộc trẻ ăn mỗi khi trẻ ăn ít, hoặc chểnh mảng ăn uống.
- Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều người đã nịnh nọt con cái mình ăn hết thìa thức ăn này tới thìa thức ăn khác, rồi thậm chí là mặc cả, hứa hẹn cho hết quà này đến quà khác. Khi việc ăn uống trở thành một trò lố thì là lúc trẻ cũng nhận ra được mình có thể tạo ra áp lực cho bố mẹ bằng việc Ăn và Không Ăn. Trẻ em trong giai đoạn phát triển từ 6 tháng đến 5 tuổi chúng rất nhạy cảm. Bố mẹ thường không biết điều này, Chúng hoàn toàn có thể biết cách khống chế bố mẹ bằng việc ăn hay không ăn vì vậy biến bữa ăn của trẻ thành một buổi diễn xiếc hay một buổi mặc cả mua bán là điều hoàn toàn sai lầm. Bố mẹ phải giữ thái độ trung lập, bình thường ngay cả khi trẻ ăn nhiều hay ăn ít luôn phải biết động viên đúng lúc, kịp thời và đúng mực.
- Sẽ rất tuyệt vời khi chúng ta giữ được một thái độ tích cực trong cả bữa ăn của trẻ. Bố mẹ có thể khuyến khích những nỗ lực, cố gắng của trẻ trong việc tự ăn bằng cách thủ thỉ: Con lớn thật rồi, biết cầm thìa tự ăn rồi, tuyệt vời, con đã biết tự cầm thìa. Chúng ta biết Tự Ăn là một dấu mốc quan trọng trong những bước đi đầu đời của trẻ.
Không Dùng Thức Ăn Là Công cụ thể hiện Tình Yêu Thương Hoặc Phần Thường
- Bố mẹ có biết rằng Trẻ em sẽ liên hệ giữa thức ăn với những trải nghiệm cảm xúc của chúng trong lúc ăn uống. Ở một số nơi, Người lớn coi những món bánh kẹo, keo, socola là những món quà thể hiện tình yêu thương chứ không phải là thực phẩm. Mọi hoạt động trong cuộc sống Họ đều gắn trẻ em với những món quà vặt như thế. Những thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của trẻ con tới mức độ dường như hầu hết mọi người không biết tới việc chúng ta đang gửi cho những đứa trẻ một thông điệp là Nhận thưởng và tình yêu thương thông qua đồ ngọt, đồ ăn vặt.
- Trẻ có xu hướng liên hệ giữa thực phẩm với cảm xúc và tình cảm của mình. Những liên hệ này có thể trở nên mạnh mẽ, dai dẳng được hình thành rất nhanh nhưng để xóa được một thói quen, suy nghĩ đó thì rất chậm và khó khăn mất nhiều thời gian hơn rất nhiều so với việc chúng ta làm cho chúng tạo nên thói quen đó.
- Một Số Ông Bố Bà Mẹ Khác lại giúp con gắn những giá trị đặc biệt cho đồ ngọt, đồ ăn vặt. Như Learn Birch 1999 đã chứng minh trong nghiên cứu của bà, với trẻ tuổi mẫu giá, chỉ cần vài tuần để chúng thích món đồ ăn tráng miệng có đường, và khi chúng ta bày các thức ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe của chúng cùng với đồ ngọt thì chúng cũng chẳng hào hứng gì với đồ ăn lành mạnh hơn là mấy so với đồ ngọt. Từ đó, chúng ta cần phải giúp trẻ ăn, sử dụng, tạo thói quen ăn đồ ăn vặt, đồ ngọt một cách khoa học và hợp lý, điều độ chính một thói quen xấu phá hủy sức khỏe của con em mình về sau. Bạn đã biết Đồ ăn vặt, đồ ngọt là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều các bệnh tật nguy hiểm cho con người.
- Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng, Nếu Bố Mẹ cấm hoàn toàn những thực phẩm không lành mạnh, không mua, không để chúng trong nhà thì khi lớn lên chúng vẫn có thể có những thực phẩm không lành mạnh đó từ bạn bè và khi chúng có tiền chúng có thể mua những món ăn đó tùy ý mà chúng ta không thể kiểm soát được việc này. Vì vậy, Nếu từ bé chúng ta đã cho chúng làm quen với những món ăn không lành mạnh và dạy dỗ, giúp chúng nhận thức được những điều không tốt từ những món ăn đó, tạo cho chúng tư duy tốt về ăn uống và tạo cho chúng thói quen ăn thức ăn lành mạnh thì tự bản thân chúng sau này sẽ có ý thức bảo vệ bản thân, sức khỏe thông qua việc lựa chọn thực phẩm thông minh ngay cả khi chúng ta không kiểm soát chúng.
- Ở những nước phát triển bánh kẹo luôn ngập tràn, và luôn xuất hiện xung quanh lũ trẻ mọi lúc mọi nơi làm cho các Bố Mẹ thật khó mà nuôi dạy một đứa trẻ mà không để những món ngọt, ăn vặt cám dỗ. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cho chúng sử dụng những món đó một cách hạn chế có thể là vài lần trong một tuần không nên cho chúng ăn mỗi ngày, không nên bữa ăn nào cũng có đồ ngọt, nếu không tạo thói quen ăn uống hạn chế đồ ngọt thì sẽ dễ dẫn đến Trẻ em luôn mong đợi việc được ăn đồ ngọt và thèm thuồng đồ ngọt.
- Nếu đã cho trẻ ăn đồ ăn vặt đủ lượng rồi mà trẻ còn đòi nữa thì chúng ta phải cương quyết kỷ luật và nói hôm nay chúng ta chỉ ăn như vậy thôi. Bố Mẹ hết đồ ăn vặt rồi lần sau chúng ta lại ăn thêm. Bằng cách đó chúng ta sẽ làm cho đồ ăn vặt trở thành một phần không quan trọng trong cuộc sống của trẻ mà không kích thích sự thèm khát và tò mò của trẻ về những món đồ ăn mà chúng bị cấm đoán.
Không Cho Phép Chểnh Mảng, Sao Nhãng
- Khi Sao Nhãng, Chểnh Mảng trẻ sẽ không quan tâm tới những tín hiệu bên trong cơ thể về Đói Hay No nữa. Trẻ sẽ mải chơi hay mải xem tivi hơn ăn, dù có ăn thì bé cũng không cảm nhận được mùi vị thức ăn, không biết mình ăn bao nhiêu, không biết mình no hay đói, không biết mình đã no chưa mà dừng. Sai lầm lớn của các Bố Mẹ là thường đánh lạc hướng con, làm cho con không để ý tới việc ăn uống để nhồi nhét con ăn thật nhiều mà không biết là đây là một giải pháp cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới việc trẻ mất kiểm soát về ăn uống, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít về sau này.
- Ngay cả những trẻ thích đồ ăn, và thích ăn thì giải pháp đánh lạc hướng cũng có hại. Những trẻ này có thể bị mê mẩn vì xem quá nhiều tivi tron glucs tay thì cầm đồ ăn vặt đến nỗi mà chúng ăn tới khi bụng no căng vẫn tiếp tục ăn. Mất hẳn kiểm soát khi ăn uống và có thể là tạo thành thói quen xem tivi là phải ăn hoặc ăn là phải xem tivi hoặc chơi mới ăn, không được chơi không ăn ví dụ vậy….
- Chúc Các Bố Mẹ Có Thể Giúp Cho Con Ăn Uống Ngon Miệng Khỏe Manh Khoa Học
Biên Tâp: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn
Cố Vấn Đào Tạo Của Anlux.vn
Xem Thêm: Trẻ Ngồi Ở Bàn Ăn Bao Lâu Là Vừa Đủ Bữa === >>> TẠI ĐÂY
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...