Môi Trường Ảnh Hưởng Tới Việc Thích Các Món Ăn Của Trẻ Như Thế Nào?

Rate this post

Môi Trường Ảnh Hưởng Tới Việc Thích Các Món Ăn Của Trẻ Như Thế Nào?

 

Vai trò của việc tiếp xúc thức ăn với sở thích ăn

Ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh được ngày cả trước khi sinh, trải nghiệm về vị giác sẽ làm tăng tính chất nhận thức ăn. Mennella và cộng sự 2001 đã cho thấy tiếp xúc với các mùi vị trong dịch ối và trong sữa sẽ làm tăng tính chấp nhận các mùi vị này khi bé chuyển sang ăn dặm. Trong các nghiên cứu khác, Galef và Henderson 1972 cũng thấy rằng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thông qua sữa mẹ sẽ trở nên quen thuộc với những vị khác nhau của những món mà mẹ đã ăn và chúng có vẻ thích những vị đó hơn.

 

Nghiên cứu của Birch và Marlin 1982 thì cho rằng với trẻ tuổi tập đi vào lúc được 2 tuổi nếu cho trẻ nhiều cơ hội nếm các loại trái cây và phô mai khác nhau, độ khoái khẩu của chúng sẽ tăng lên theo số lần tiếp xúc. Thường phải mất 5 – 10 lần tiếp xúc với một món mới thấy rõ được sự thích thú. Nghiên cứu cũng cho thấy trong khi số lần nếm và ăn một món mới giúp gia tăng độ chấp nhận món đo, thì ngửi và nhìn lại chẳng có tác dụng gì. Tuy nhiên, dù các nghiên cứu chỉ ra tiếp xúc là một khâu rất quan trọng để trẻ thích một món mới nhưng làm cho trẻ chịu nếm món mới lại là một vấn đề khác hẳn

 

Vai Trò Của Phần Thưởng Trong Việc Thích Một Món Ăn

Nhiều bố mẹ hay đem phần thưởng ra hứa hẹn để con mình chịu ăn rau hay trái cây. Tuy nhiên, như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra. Thưởng trẻ con vì chịu ăn món gì đấy thực chất là làm trẻ bớt thích món đó. Đặc biệt Birch và cộng sự 1984 đã cho thấy, khi thưởng cho trẻ trước tuổi đến trường vì uống một loại nước giải khát sẽ có một sự thay đổi tiêu cực trong việc thích uống thứ nước ấy,, cho dù trẻ được khen bằng lời hay được thưởng một vé xem phim. Trong khi đó trẻ nhận được cùng thú nước giải khát mà không có phần thưởng nào kèm theo sẽ thích thứ nước này hơn một chút.

 

Một nghiên cứu khác của Wardle và công sự 2003 đã so sánh tác dụng của việc tiếp xúc đồ ăn và phần thưởng đối với khả năng chấp nhận một món rau lạ ở trẻ tiểu học. Trẻ trong nhóm tiếp xúc với đồ ăn sẽ được nếm vị ớt ngọt đỏ, kèm lời dặn muốn ăn bao  nhiêu thì ăn. Trẻ trong nhóm có thưởng thì được xem một tập hoạt hình, kèm lời hứa nếu ăn ít nhất một miếng ớt ngọt đỏ thì được chọn lấy một đĩa CD mang về. Trẻ trong nhóm tiếp xúc rõ ràng thích ăn hơn là trẻ trong nhóm có thưởng.

 

Bài học từ nghiên cứu này là Tiếp xúc một cách trung tính với đồ ăn là một công cụ hiệu quả giúp trẻ ăn món mới, trong khi thưởng trẻ vì chịu ăn một món ăn sẽ làm hạn chế tác dụng tích cực của việc tiếp xúc và thực sự làm trẻ bớt thích ăn món đó.

 

Tác Dụng Của Việc Cha Mẹ Và Bạn Bè Ăn Làm Mẫu Trong Việc Yêu Thích Món Ăn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, việc thích món ăn của trẻ sẽ tăng lên nếu chúng có cơ hội quan sát bố mẹ và anh chị ăn món đó. Trẻ ở tuổi tập đi đặc biệt rất quan tâm Bố mẹ mình đang ăn cái gì và thường tóm lấy thức ăn mà chúng thấy có trên đĩa của bố mẹ, trong lúc lại không màng tới thức ăn có trong bát của mình.

 

Với trẻ tuổi mẫu giáo, việc tiêu thụ những thứ rau không thích có thể cải thiện khi các bé được nhìn bạn bè mình chọn và ăn những món mà trước đây chúng không thích. Tác dụng của việc làm mẫu khiến trẻ muốn ăn lại còn tùy thuộc vào quan hệ giữa trẻ với người làm mẫu. Trẻ lớn làm mẫu hiệu quả hơn trẻ nhỏ. Mẹ làm mẫu hiệu quả hơn người lạ. Theo kinh nghiệm các ông bố làm mẫu đặc biệt hiệu quả đối với trẻ.

 

Hậu Quả Của Những Trải Nghiệm Tiêu Cực Trong Và Sau Ăn

Con người thường liên hệ giữa mùi vị của món ăn và chuyện thích hay không thích món ăn đó với hệ quả theo sau việc ăn món đó. Nếu những liên hệ này là tích cực được lặp đi lặp lại trẻ dần dần sẽ thích món ăn đó. Mặt khác Schafe và Bernstein 1996 đã mô tả cách những trải nghiệm tiêu cực như nôn, ọe, chớ dẫn tới ác cảm với thức ăn. Ai cũng biết, một khi đã có ác cảm với món nào đó thì các món đó sẽ bị tránh xa và một trải nghiệm ác cảm đơn lẻ thôi cũng có thể dẫn tới việc tránh hẳn món ăn đó trong nhiều năm về sau.

 

Điều này đặc biệt quan trọng để hiểu vì sao trẻ nhỏ lại kịch liệt từ chối một món sau khi đã có trải nghiệm ác cảm với món ấy. Những phản ứng ác cảm có thể có nhiều mức độ, từ phun, ọe, nôn, trớ. Một khi đã có trải nghiệm xấu, trẻ sẽ lưỡng lự khi phải thử món đó lần nữa. Một vài trẻ còn vơ đũa cả nắm tránh xa tất cả những món có cùng màu, cùng vẻ, và hệ quả là chúng từ chối nguyên cả một nhóm thức ăn.

 

 

Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn

Cố Vấn Đào Tạo Của Anlux.vn

 

Xem Thêm : Những Khó khăn khi Nuôi Ăn Trẻ Nhỏ Bắt Đầu Khi Nào? == >> Tại Đây

 


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.