Mẹ Bầu đau lưng sau sinh mổ nguyên nhân và cách khắc phục – Anlux

Rate this post

Đau lưng là một tình trạng thường gặp ở những phụ nữ sau sinh mổ. Điều này gây nên sự khó chịu cho những bà mẹ, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Vì vậy, các cách giảm đau lưng sau sinh mổ sẽ giúp bà mẹ cải thiện tình trạng sức khỏe, từ đó dành nhiều thời gian để chăm sóc bé yêu.

 

Thông tin chung về đau lưng sau sinh mổ

Hầu hết bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai trong trường hợp bà mẹ hoặc thai gặp phải các vấn đề sức khỏe. Đau lưng sau sinh mổ là tình trạng mà bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể phải trải qua. 9 tháng mang bầu là một giai đoạn hạnh phúc nhưng cũng rất khó khăn. Tưởng rằng những khó khăn ấy sẽ qua đi khi thai nhi được ra đời mạnh khỏe, tuy nhiên sau khi sinh người mẹ cũng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác và một trong số đó là tình trạng đau lưng.

Tỷ lệ phụ nữ bị đau lưng sau sinh mổ theo thống kê chiếm hơn 70% các trường hợp, nghĩa là cứ 10 người phụ nữ sinh mổ thì có đến 7 người bị đau lưng. Nếu không hiểu hết về tình trạng và cách điều trị đau lưng sau sinh mổ thì sẽ có nhiều bà mẹ chủ quan và để tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

 

Nguyên nhân đau lưng sau sinh mổ

Tình trạng đau lưng sau sinh mổ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Tăng cân: Khi mang thai khỏe mạnh, một người phụ nữ bình thường có thể tăng tối thiểu 10kg, có những trường hợp còn tăng tới 20kg. Vì thế, cột sống của người mẹ phải chịu đồng thời áp lực từ trọng lượng của chính mình và trọng lượng từ thai nhi.
  • Tư thế thay đổi: Mang thai làm thay đổi trọng tâm của cột sống nói riêng và cơ thể nói chung. Điều này có thể dẫn đến hình thành những cơn đau cột sống thắt lưng hoặc tình trạng căng khối cơ lưng gây đau.
  • Thay đổi Hormone: Trong khi mang thai, cơ thể tạo ra một loại hormone được gọi là Relaxin. Hoạt chất này có thể giúp các dây chằng cột sống và chậu hông được nới lỏng, dẫn đến mất ổn định trục cột sống, đồng thời có thể gây tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng.
  • Căng thẳng: Cảm xúc căng thẳng, lo âu sau sinh hoặc khi chăm con có thể gây căng cơ, đặc biệt cơ ở lưng. Những ảnh hưởng này hiếm khi gây nên một cơn đau cấp tính, có chăng chỉ có cảm giác mỏi, dãn, mỏi vùng lưng tăng dần.
  • Loãng xương: Tình trạng này đặc biệt xuất hiện ở những thai phụ lớn tuổi, gây mất tính ổn định vững chắc của xương, trong đó có cột sống và xương châu, từ đó gây tổn thưởng cho các tổ chức ở các vùng này và cuối cùng là gây nên các cơn đau lưng cấp tính hoặc mãn tính.
  • Quá trình viêm: Viêm thường xảy ra do sự lỏng lẻo các khớp, dây chằng liên quan đến cột sống thắt lưng và khung chậu. Lúc này, cơ thể phản ứng bằng cách thay đổi tư thế, co cứng khối cơ và dây chằng. Phản ứng bảo vệ này tạo nên vòng luẩn quẩn gây đau đớn nhiều hơn ở phụ nữ sau sinh mổ.
  • Cho con bú sai cách: Cho bé bú không đúng tư thế có thể làm các cơn đau lưng trầm trọng hơn.
  • Nhiễm lạnh: Phụ nữ sau sinh mổ thường không chú ý giữ ấm cơ thể, dễ bị nhiễm lạnh, gây ra thừa độ ẩm cho cơ thể, từ đó hình thành các cơn đau ở vùng lưng.
  • Thiếu chất: Sau khi sinh, nếu không bổ sung đủ các chất như Canxi, Phốt pho, Axit folic, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B1… Có thể tạo cơ hội những cơn đau lưng khởi phát.
  • Do gây tê tủy sống : Có đến hơn 90% phụ nữ sinh sinh mổ có gây tê tủy sống bị đau lưng. Ban đầu, các triệu chứng đau lưng thường không rõ nhưng sau đó đó vài ngày có thể tăng lên ở mức độ dữ dội kèm tác dụng phụ của thuốc.

 

Các cách giảm đau lưng sau sinh mổ

Sau sinh mổ, phụ nữ rất dễ nhạy cảm với những thành phần của thuốc, vì thế bác sĩ yêu cầu không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định bác sĩ. Việc dùng thuốc trong giai đoạn này là không nên và cần hạn chế tối đa.

Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng giúp giảm đau lưng sau sinh mổ. Các bà mẹ nên dựa vào tình trạng sức khoẻ của bản thân mà chọn phương pháp phù hợp hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Bà mẹ cần đảm bảo ngủ nghỉ đầy đủ thời gian để không gây ảnh hưởng đến vết mổ lấy thai. Tuy nhiên, nếu nằm nghỉ ngơi sai tư thế thì có thể làm tình trạng đau lưng vẫn tiếp diễn, thậm chí mạn tính và có diễn biến nặng hơn nữa. Lựa chọn cho mình tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất như tư thế kiểu thai nhi, tư thế co mình và nghiêng người… tránh làm những công việc nặng để giảm các lực tác động lên vùng lưng.

Tắm nước nóng

Không gì tuyệt vời bằng việc thư giãn với bồn nước nóng. Thói quen tắm với nước nóng ở nhiệt độ phù hợp từ 40 – 45 độ C có thể mang lại công dụng giảm đau lưng sau sinh mổ khá hiệu quả. Nếu nhà có bồn tắm, có thể thêm một chút muối Epsom và ngâm mình trong đó khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. Muối Epsom có khả năng giúp làm giảm đau lưng sau sinh mổ, đồng thời hỗ trợ hồi phục vết thương nhanh chóng, thư giãn cơ bắp và làm đẹp hết sức tuyệt vời.

Cho con bú đúng tư thế

Tư thế cho con bú sai sẽ gây tác động đến phần cột sống cổ và thắt lưng. Chú ý khi cho con bú, nên chọn một tư thế thoải mái, tránh gập hay cúi người quá lâu. Bà mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế khi cho con bú, kết hợp với vận động cơ thể, ví dụ như lắc cổ, xoay, vặn nhẹ phần thắt lưng… để giúp giảm đau nhức, mệt mỏi.

Những tư thế cho con bú đúng và thoải mái mà bà mẹ nên áp dụng:

  • Tư thế ngồi ngả nghiêng lưng 45 độ về phía sau, có thể dựa lên gối. Lúc này, trẻ sẽ được nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để bú sữa.
  • Tư thế nằm nghiêng, đồng thời đặt trẻ song song với cơ thể mẹ, tay mẹ đỡ đầu trẻ, xoay mặt của trẻ quay mặt vào bầu vú.
  • Tư thế ngồi tựa vào ghế, đồng thời giữ lưng thẳng và một chân gác lên một chiếc ghế khác có độ cao phù hợp, nên có một chiếc gối mỏng phía sau lưng.

Các tư thế này vừa giúp bé bú thoải mái vừa giúp mẹ giảm bớt áp lực lên lưng cột sống.

Tâm lý thoải mái

Tâm trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi sau khi sinh là vấn đề thường gặp ở nhiều chị em. Vì vậy, Các mẹ nên cố gắng giữ một tâm lý ổn định, làm những công việc mà mình yêu thích hoặc có thể tham gia các lớp tâm lý để giúp tâm trạng luôn được thoải mái, điều này giúp các sản phụ có động lực chăm sóc sức khỏe cho con và bản thân một cách tốt nhất.

Cải thiện chế độ ăn uống

Phụ nữ nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để kịp thời bù đắp lại các khoáng chất mất đi trong quá trình sinh mổ, trong đó đặc biệt là Canxi. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như nấm, ngũ cốc dinh dưỡng, thịt bò… có thể giúp hấp thụ Canxi tốt hơn. Tăng cường những thực phẩm giàu sắt như lòng đỏ trứng gà, thịt bồ câu, tim cật heo, các loại đậu… Ăn nhiều trái cây để bổ sung Vitamin C như nho, chuối, lê, cam, táo, bơ… Nên sử dụng các loại thịt nạc như lợn, gà, bò và tránh ăn thịt mỡ.

Những bà mẹ cần uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước ấm đun sôi để nguội, sữa, nước trái cây…

Massage và bấm huyệt

Phương pháp Massage và bấm huyệt có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, đồng thời đánh tan các cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng đẩy lùi căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái hơn. Vật lý trị liệu có thể được thực hiện tại những trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh hoặc thực hiện tại nhà.

Một vài tác động lực lên vùng thắt lưng, vùng vai gáy là cách đơn giản mà hiệu quả giúp những phụ nữ sau sinh mổ thư giãn tinh thần, giảm các cơn đau lưng. Các phương pháp này nên được áp dụng đều đặn và tác động một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tối đa.

Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng

Sau khi sinh, các bà mẹ thường bận rộn với việc chăm sóc con nên quên đi việc tự chăm sóc bản thân mình. Vì thế, các mẹ nên tranh thủ khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, các bài tập nhẹ nhàng hoặc các động tác yoga đơn giản tại nhà không chỉ tốt cho sức khỏe của bản thân mà còn giúp giảm cơn đau lưng hiệu quả. Hơn nữa tập thể dục còn giúp lấy lại vóc dáng sau sinh, điều này giúp mẹ tự tin hơn.

Giảm cân

Trọng lượng cơ thể quá nặng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng, đau cột sống mà nhiều bà mẹ không để ý. Do đó, những bà mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời tập thể dục mỗi ngày để giảm cân và lấy lại vóc dáng, điều này không chỉ giúp phụ nữ được tự tin hơn mà còn giúp giảm cơn đau lưng sau sinh mổ hiệu quả.

Sau sinh mổ, rất nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng đau lưng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của bản thân cũng như việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Hiện nay, có rất nhiều cách giúp giảm đau lưng sau cuộc mổ lấy thai. Tuy nhiên, những bà mẹ nên nói chuyện với bác sĩ điều trị, để có thể lựa chọn được phương pháp chữa đau lưng phù hợp nhất cho bản thân.

 

Sử dụng Tổ Yến Sào để cải thiện tình trạng đau lưng cho mẹ bầu

Ăn Tổ Yến Sào phòng chống đau lưng trước, trong và sau sinh cho mẹ bầu. Trong tổ yến sào có chứa khoảng 8% loại carbohydrate mang tên N – Acetylagalactosamine. Chất này liên quan trực tiếp đến chức năng của các khớp thần kinh, tế bào thần kinh. Kết hợp 6% N – Acetylglucosamine có tác dụng phục hồi sụn khớp trong trường hợp viêm khớp. Đồng thời dưới tác dụng ức chế dẫn truyền quá mức của Glycine, giảm các cơn đau rõ rệt đã khiến việc dùng tổ yến sào cho người đau lưng mang lại rất nhiều phản hồi tích cực. Chất Glycine trong tổ yến sào có tác dụng giảm đau, phục hồi các khớp sụn rất hiệu quả. Hàng nghìn người sau quá trình sử dụng tổ yến sào cho người đau lưng, đau khớp kết hợp điều trị khoa học, vận động nghỉ ngơi đúng cách nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau tưởng chừng mãn tính.

Với dùng liều lượng từ 3-5gr/lần, khuyến cáo nên sử dụng 2-3 lần/tuần, tin rằng, sử dụng tổ yến cho người đau lưng sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ cho bạn hoặc người thân.

 

Công dụng của yến đối với bà bầu

Yến sào có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Ăn yến trong quá trình mang thai sẽ mang đến cho mẹ bầu và thai nhi nhiều lợi ích tuyệt vời bao gồm:

  • Giảm triệu chứng thai nghén như buồn nôn, chóng mặt, kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật nguy hiểm xảy ra đối với mẹ bầu và khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của cả mẹ và bé lên tối đa.
  • Chống thâm nám, rạn da, duy trì làn da tươi trẻ, khỏe mạnh trong thai kỳ.
  • Thanh nhiệt, chống viêm, giúp mẹ thoát khỏi chứng táo bón, ợ nóng, đau nhức… hiệu quả.
  • Phát triển não bộ thai nhi toàn diện, duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh ở trẻ.
  • Giảm triệu chứng đau nhức tay chân ở mẹ bầu vào các tháng cuối thai kỳ.

Ăn tổ yến mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ hãy bổ sung loại thực phẩm tốt này vào chế độ ăn uống để có một thai kỳ nhàn hạ, bé khỏe mạnh thông minh.

 

Cửa Hàng Tổ Yến Sào và Tổ Yến Sào Chưng Sẵn Uy Tín Tại Hà Nội?

Anlux.vn là đơn vị phân phối Tổ Yến Sào và Yến Sào Chưng Sẵn Uy Tín Tại Hà Nội. Chúng tôi chuyên phân phối những dòng tổ yến sào nguyên chất cao cấp và tổ yến sào chưng sẵn cao cấp được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực thẩm được cấp chứng chỉ ISO.

Sản phẩm Tổ Yến Sào và Yến Sào Chưng Sẵn của Anlux.vn được hàng nghìn khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn sử dụng để bảo vệ, bồi bổ sức khỏe mỗi ngày

Anlux.vn luôn sẵn hàng có thể giao ngay. Quý khách hàng có thể đến trực tiếp showroom của chúng tôi để xem và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm Tổ Yến Sào, Yến Sào Chưng sẵn của chúng tôi

Anlux.vn - Siêu Thị Thực Phẩm Bồi Bổ Sức Khỏe
Anlux.vn – Siêu Thị Thực Phẩm Bồi Bổ Sức Khỏe

Anlux.vn

Địa chỉ: Số 32, Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện Thoại: 0834123888 – Liên Hệ Zalo 24/7

Website chính thức: https://anlux.vn

 

Các Loại Tổ Yến Sào Chưng Sẵn Dùng Nhanh Cho Người Bận Rộn == >> Xem Nhanh

Tổ Yến Sào Tinh Chế Đã Nhặt Sạch Lông == >> Xem Nhanh

Tổ Yến Sào Thô Còn Lông Vừa Khai Thác == >> Xem Nhanh


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.