Linh Vật “Voi” – Thái Bình Hữu Tượng Đem Lại Nhiều May Mắn
Voi là động vật có vú cỡ lớn sức mạnh vô địch nhưng tính tình ôn hòa. Hình thể cúa nó tương đối đặc biệt: Thân to hơn con trâu gấp mấy lần, nhưng mắt lại bé hơn mắt Lợn khi ăn phải nhờ sự trợ giúp của vòi, nhìn có vẻ phần đầu giống phần đuôi.
Thời xưa, tại khu vực Tây Nguyên có voi hoang dã và voi thuần hóa chỉ có điều sau này khí hậu thay đổi khiến khu vực sinh tồn của voi dịch chuyển dần về phía Nam, Voi của Trung Quốc cũng dần dần ít đi. Vật ít thì Quý Giá vì thế Voi được coi là Vật Cát Tường.
Tương truyền Voi chỉ xuất hiện cùng với vị Vua anh minh hiền tài và phục vụ cho vị Vua đó. Trong truyền thuyết thời vua Thuấn Voi từng được dùng để cày ruộng. “Tượng Dư” thời cổ đại tức là xe voi kéo. Tóm lại cho dù là Voi cày ruộng hay voi kéo xe vẫn là biểu tượng cát tường của bậc quân chủ hiền minh, thiên hạ thái bình.
Vì Ngà Voi là bộ phận quý nhất của con Voi nên được mọi người quý trọng và trở thành tượng trung cho Phú Quý và Địa Vị. Thời cổ chỉ có quan từ nhất phẩm đến ngũ phẩm mới được dùng Ngà Voi làm thành cái hốt ( Cái Thẻ Bằng Ngọc Hoặc Ngà của quan lại khi vào chầu) còn lại đều dùng hốt bằng gỗ. Đũa Ngà Voi, Chiếu Ngà Voi cũng đều là những vật dụng của người cao quý, thường dân không có.
Ngoài Ra những vật phẩm bằng Ngà Voi như Giường Ngà Voi, Bình Đựng Rượu Bằng Ngà Voi vv….. đều là những đồ vật cao quý. Thời cổ còn có cách gọi “Tượng Diên” (Chiếu Voi) chỉ những bữa tiệc xa hoa. Những thứ này đều tăng thêm ý nghĩa phú quý cát tường cho Voi.
Ngoài ra, Voi còn có một số phẩm chất đáng quý. Voi hiền lành lương thiện, thanh thản nghiêm trang, những tính cách này thật hài hòa với cảnh thiên hạ thái bình hưng thịnh đạo đức cao thượng. Như vậy Voi đã nhờ vào giá trị quý giá của bản thân phẩm cách tốt đẹp và rất nhiều tượng trưng may mắn khác đã trở thành một biểu tượng may mắn trong dân chúng. Mọi người coi sự tồn tại của Voi đặc biệt là Voi Trắng là điều may mắn cát tường và vẽ hình voi lên mọi đồ vật, thể hiện mong muốn thái bình hưng thịnh thời tiết thuận lợi
Hình ảnh Voi được phát hiện thấy sớm nhất ở những dụng cụ tế lễ như Chuông, Đỉnh vv… Hoa văn trên đồ đồng ở thời Chu Thương cũng có hoa văn hình Voi.
Xung quanh Bình Hoa, Lư Hương cũng được tạo hình mắt mũi của Voi, còn gọi là “Thái Bình Hữu Tượng”. Lại có “Tượng Tôn”(Chén Voi) đây là một đồ đựng rượu rất quý giá phần lớn được điêu khắc thành hình con voi chỉ những người cao quý mới được dùng. Trong tranh cát tường thường dùng “Cưỡi Voi” để ngụ ý cát tường.
Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn – ST
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...