Linh Vật “Rùa” – Rùa Thiêng Gieo Quẻ – Thần Quy Trường Thọ
Rùa là một loài động vật sống dưới nước đặc biệt của nó là Bụng và Lưng đều có mai cứng, Đầu Đuôi và Tứ Chi có thể co vào trong Mai chịu được đói khát, sống rất lâu. Hàm nghĩa văn hóa và ngụ ý Cát Tường của Rùa chính được phát triển từ những đặc tính sinh vật này.
Mai Rùa dùng để xem bói, có lẽ điều này ai ai cũng biết. Mai Rùa có vân gọi là “Quy Văn” (Vân Rùa). Hà Đồ Lạc Thư là những đồ hình thần bí, trong đó Hà Đồ là “Long Đồ”, Lạc Thư là “Quy Thư” (Sách Rùa) cũng chính là hoa văn trên Mai Rùa. Loại hoa văn này ẩn chứa những nội dung bí mật khó đoán, thời cổ xưa người ta đốt mai rùa để xem bói chính là xem những vết nứt của nó để dự đoán cát hung. Hơn nữa vì Rùa sống thọ nên nhiều kinh nghiệm có thể nhìn vào quá khứ biết được tương lai dùng để xem bói đương nhiên rất linh nghiệm.
Ngoài ra sự xuất hiện của Linh Quy còn liên quan tới Chính Trị tốt xấu, thậm chí dần dần trở thành tượng trưng cho ngôi vua gần giống với Rồng. Tượng Rùa đồng đã trở thành vật báu của Trung Quốc gần giống với chiếc đỉnh. Trong sách cổ đã từng nói:”Rùa và Đỉnh là vật báu quốc gia, ví với địa vị Đế Vương”.
Nội hàm văn hóa nổi bật nhất của Rùa là được người ta coi là vật tượng trưng cho trường thọ. Tương truyền Rùa đều sống được trên một trăm năm còn tuổi thọ của Rùa thần có thể lên tới mấy trăm năm. Nên người ta thường dùng từ “Quy Linh” (Tuổi Rùa) để ví với tuổi tác cao đùng “Quy Niên” (Tuổi Rùa) để chúc trường thọ. Tuổi thọ trăm năm mới chỉ là của Rùa bình thường, còn Rùa Thần, Linh Quy còn sống lâu hơn nhiều. Nhiệm Phưởng thời Tấn trong cuốn ” Thuật Dị Ký” có viết Rùa sống ba ngàn năm mọc lông, Thọ năm ngàn năm trở thành rùa thần, thọ vạn năm biến thành linh quy. Cuốn “Thủy Kinh Chú” cũng viết Rùa nghìn tuổi có thể nói chuyện.
Rùa là linh vật cát tường có phạm vi ứng dụng vô cùng rộng rãi hoặc thể hiện trên đồ vật hoặc thể hiện thông qua điêu khắc hoặc thể hiện bằng hình ảnh và cả lời nói chữ viết nữa. Nuôi Rùa thưởng ngoạn Rùa là phong tục đã có từ xa xưa và vẫn tồn tại đến ngày nay. Hình tượng Rùa tạo nên thông qua điêu khắc, đúc, như trong Điện Thái Hòa ở Bắc Kinh có bức tượng rùa và hạc dụng ý là cầu chúc đất nước trường tồn, hình tượng Rùa còn chạm khắc trên những vật dụng khác như con dấu, gương đồng, trong đó phần lớn được đúc thành hình con Rùa. Vì vậy mà cổ nhân coi Rùa là biểu tượng của Trường Thọ nên khi đặt tên cũng dùng rùa như “Quy Niên” là một tên gọi thường gặp điển hình trong thời cổ đại. Lại dùng “Quy Linh” ví với người Trường Thọ hoặc kết hợp với Hạc Toán để được từ “Quy Linh Hạc Toán” là một từ chúc thọ.
Có thể nhìn thấy hình ảnh của Rùa trong tranh ảnh, đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, kiến trúc v….v….. Tranh cát tường có “Quy Hạc Tề Linh”. Trong lịch sử văn hóa Trung Quốc không phải lúc nào Rùa cũng được coi trọng vào thời đầu Đường Tống. Rùa đã trở thành từ để chửi người khác. Nguyên nhân vì rùa có đặc tính rụt đầu lại khi gặp nguy hiểm. Thế nhưng cổ nhân cũng đã nghĩ ra cách giải thích tích cực cho đặc tính “Rụt” gọi là “Quy Tàng Lục” “Quy Tàng” (ngụ ý chỉ người tài không để lộ tài năng tránh tai họa). Sau này dùng Rùa thu mình ví với việc không xuất đầu lộ diện để phòng sai sót, đây cũng có thể được coi là ngụ ý cát tường của Rùa.
Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn – ST
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...