Linh Vật “Rồng” – Linh Vật Cát Tường – Tượng Trưng Cho Vua Chúa

Rate this post

Linh Vật “Rồng” – Linh Vật Cát Tường

Những người có chút hiểu biết về lịch sử đều biết rằng Quốc Kỳ đời Thanh của Trung Quốc là Long Kỳ(Cờ Rồng) trên lá cờ vẽ năm con rồng vàng đang uốn lượn. Từ lâu, hình tượng con Rồng đã được coi là biểu tượng của đất nước Trung Quốc. Bản thân hình tượng con Rồng đã có một bề dày lịch sử lâu dài, mang đậm ý nghĩa cát tường và tính thần thánh sâu sắc.

 

Tính thần thánh của rồng, trước tiên thể hiện ở hình tượng phi phàm của nó. Về hình tượng của rồng, có thuyết về “Tam Đình” (Ba Bằng), chính là chiều dài ba phần của Rồng là từ đầu đến cổ, từ cổ đến eo, từ eo đến đuôi là dài bằng nhau, lại có “Cửu Tự” (Chín Giống) tức là hình tượng Rồng có sừng giống hươu, đầu giống lạc đà, mắt giống thỏ, cổ giống rắn, bụng giống sò, vẩy giống cá, móng giống chim ưng, chân giống hổ, tai giống trâu. Thực ra, điều này đã chứng tỏ rằng Rồng chỉ là loài động vật tồn tại trong tưởng tượng của con người. Ngoải ra, trong sách cổ còn nói rằng Rồng có thể biến hóa, Mắt Rồng có thể nhận ra ngọc, khi Rồng xuất hiện sẽ có mưa………..

 

Ý Nghĩa Của Rồng

Về ý nghĩa của Rồng. Trước tiên phải liên hệ nó với Đế Vương. Người thống trị tối cao trong lịch sử phong kiến được gọi là “Chân Long Thiên Tử” hay “Rồng Trên Trời, giống như thánh nhân tại Vương Vị”. Rất nhiều sự vật liên quan tới Hoàng Đế, từ dung mạo đến xương cốt, từ nởi ở tới đường đi, từ lời nói đến văn thư đều được thêm vào chữ “Long”. Ngược lại, dân thường cũng coi Rồng là thần vật, linh vật, vật cát tường hoặc lấy chữ “Long” để đặt tên cho con cái hoặc gọi con cháu là “Con Rồng Cháu Rồng” ngay cả con rắn cũng gọi là “Rồng Nhỏ”.

 

Tại Trung Quốc, Hình Tượng Rồng được ứng dụng rất rộng rãi. Từ mái hiên đến bậc thềm, từ tranh tường tới dệt nhuộm, từ trang phục đến xe cộ, từ chăn gối cho tới tranh vẽ vv……. dường như có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu trong cuộc sống. Hình tượng Rồng thường xuất hiện dưới hai hình thức: Chạm Khắc và Hội Họa. Trong hoàng cung có rồng bằng đồng mạ vàng nguyên chất, Rồng đúc bằng vàng ròng, cột trụ lan can hành lang, thềm son có điêu khắc rồng gỗ, rồng đá. Cột trụ mái hiên trong cung điện chùa chiền đều điêu khắc Rồng. Đồ dùng của hoàng thất cũng được vẽ lên các hoa văn Rồng khác nhau. Chăn gối, Rèm cửa trong dân gian đều được thêu rồng, cắt thành hình rồng…..

Những con thuyền của ngư dân vùng duyên hải Phúc Kiến ở hai bên mũi thuyền phải gắn thêm hai con mắt rồng tròn xoe, thân thuyền vẽ thành hình con rồng, tương truyền làm như vậy có thể dọa cá mập. Trước đây Vua và các thành viên hoàng thất mặc Long Bào, trên Long Bào của Vua được vẽ rất nhiều Rồng như mặt trước chiếc Long Bào của vua được vẽ rất nhiều rồng, như mặt trước chiếc Long Bào của Hoàng Đế đời Thanh được thêu chín con rồng, cùng ngực là Rồng Vàng. Những chiếc thuyền rồng truyền thống là sự tập trung cao độ của nghệ thuật điêu khắc và vẽ Rồng.

 

Con Của Rồng

Tương truyền có rất nhiều loại rồng chủ yếu là Rồng Có Sừng Giao Long, Ưng Long, Quỳ Long, Rồng Bay v.v….. Rồng trong tranh vẽ nhiều nhất là rồng có sừng, Giao Long và Quỳ Long nhiều khi không thể phân biệt rõ ràng từng loại. Ngoài ra, còn phát triển thành nhiều loại tạo hình và hoa văn rồng, như hoa văn rồng tròn(Đoàn Long, được sử dụng rộng rãi, thường xuyên xuất hiện ở giữa các bản vẽ), Quỳ Long Củng Bích (vẽ trên tường), Rồng Cắp Ngọc(dùng ở trụ cửa, chân bàn), Quải Tử Long, Hoa Long Quải Tử, Thảo Long Quải Tử(dùng làm viền trang trí cho các vật thể). Còn có các hoa văn như Cửu Long(Chín Rồng), Nhị Long Hý Châu (Hai Rồng Vờn Ngọc), Tích Long Náo Linh Chi(Rồng Có Móng, Vẩy đùa giỡn với Linh Chi).

 

Nói tới Rồng không thể không nhắc tới những con cháu do nó sinh ra. Tương truyền Rồng có chín con, mỗi con lại mang hình dạng khác nhau và những đặc trưng riêng. Chín con của rồng bao gồm những loại nào, thứ tự trên dưới ra sao, các giả thuyết thường không thống nhất. Trong đó có ảnh hưởng lớn nhất và thường gặp nhất có những thuyết dưới đây:

 

Bị Hí: còn gọi là Bá Hạ hinh dạng giống rùa, thích gánh nặng nên thường thấy ở dưới các tấm bia, dùng làm con rùa đỡ bia. Một thuyết khác cho rằng Bị Hí thích văn chương nên dùng nó để trang trí hai bên diềm bia. Tương truyền trong chín rồng con nó đứng thứ nhất sờ vào nó có thể mang lại may mắn.

 

Ly Vẫn: Còn gọi là Si Vẫn, Trào Phong. Hình dạng của nó giống thú vật tính tình của nó thích mạo hiểm, thích nhìn xa, thích nuốt, thích nguy hiểm vì nó thích ở nơi cao. Thích nhìn vì nó hay ngoảnh dọc ngoảnh ngang nghìn tứ phía, mà muốn nhìn được xa sẽ phải đứng ở nơi cao nên Ly Vẫn được trang trí ở phần phía trước trên nóc cung điện, chùa chiền, đền đài. Còn vì thích nuốt vì thích nuốt lửa nên đặt ở trên cột nhà để cầu trấn hỏa bảo vệ bình yên.

 

Bồ Lao: hình dạng giống Rồng nhưng hơi nhỏ thích gầm rũ, nên dùng làm núm chuông. Tương Truyền Bồ Lao sinh sống ở bờ biển, rất sợ cá voi, mỗi khi bị cá voi tấn công sẽ gầm rú vang động. Sau này người ta đúc nắm chuông thành hình dạng con Bồ Lao dùng chiếc đòn gỗ chạm khắc thành hình cá voi để đánh chuông, nghe nói làm như vậy sẽ khiến chiếc chuông có âm thanh vang vọng, truyền xa ngàn dặm. Vì vậy, Bồ Lao cũng trở thành vật tượng trưng cho chuông. Ngoài ra, Quai những dàn chuông thời cổ đại cũng được trang trí Bồ Lao.

 

Bệ Ngạn: Hình dạng giống hổ Răng nanh dài và sắc có sức thị uy lớn thích kiện tụng nên được đặt ở hai bên của của nhà ngục hoặc điêu khắc trên cửa của nhà ngục. sau này, Bệ Ngạn trở thành tượng trưng của Lao Ngục

 

Thao Thiết: Thao Thiết hình dạng giống chó sói thích ăn uống thường được trang trí trên nắp các đỉnh nấu hoặc trên tường. Ngoài ra, Thao Thiết được hoa văn hóa thành hình dạng hoa văn mặt thú càn xuất hiện trên các đồ đồng thời Thương Chu, có đầu không có thân, mặt mũi dữ tợn, được goi là hoa văn Thao Thiết.

 

Toan Nghê: còn gọi là Kim Nghê, Linh Nghê. Hình dạng giống sư tử, thích tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương nghi ngút. Toan Nghê thích hương khói nên lư hương, bát hương thường được chạm khắc hình Toan Nghê hoặc dùng nó để trang trí trên nắp lư hương hoặc thành lư hương, chân lư hương sau này trở thành hình tượng tượng trưng cho Lư Hương. Toàn Nghê thích ngồi nên còn được làm chỗ ngồi của Phật.

 

Nhai Xế: hình dạng như lang sói. tính khí hung hăng nên được chạm khắc trên các vũ khí như đao kiếm để tăng thêm sức mạnh. Tương truyền Nhai Xế có thể phun ra binh khí nên phụ trách cai quản binh khí trong thiên hạ.

 

Công Phúc: là linh vật thích nước nên thường thấy ở trụ cầu hoặc thân cây cầu. Công Phúc miệng rộng, bụng to có thể nuốt sông phun mưa nền còn có vai trò tránh mưa tránh gió được dùng làm cống thoát nước ở các công trình kiến trúc.

 

Tiêu Đồ: còn gọi là Tiêu Từ hình dạng giống con ốc thích khép miệng nên thường được tranh trí trên cửa hoặc dùng làm nắm cầm trên cửa.

 

Cho dù con của Rồng có những loại nào thứ bậc ra sao chúng đều là những biểu tượng may mắn truyền thống đồng thời thường xuất hiện trên những đồ vật thật, có ý nghĩa tượng trưng, giá trị nghệ thuật và hiệu quả thực tế, đã trở thành một thành phần đặc biệt trong văn hóa Trung Hoa

 

Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn – Sưu Tầm

 


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.