Linh Vật “Chim Én” – Én Bay Rợp Trời Chào Xuân Đến

Rate this post

Linh Vật “Chim Én” – Én Bay Rợp Trời Chào Xuân Đến

Chim Én là loại chim có hình dáng nhỏ xinh, bay nhảy nhẹ nhàng uyển chuyển với chiếc đuôi linh hoạt, rất thân thiện với con người. Từ lâu, Chim Én đã được con người yêu quý. Từ xa xưa, chim én đã trở thành một loài vật mang ngụ ý may mắn trong tâm trí mọi người, tượng trưng cho mùa xuân được ví với tình yêu.

 

Chim én hay Chim yến thời xưa gọi là Huyền Điểu, Thiên Nữ, hay còn gọi là Chim May Mắn.  Chim Én làm tổ ở mái hiên hoặc trên gác nhà, được cho là dấu hiệu gia đạo phát đạt, gia đình êm ấm. Theo sách cổ ghi chép khi người co sđức chết đi thường có một đàn Én bay tới tha đất lại đắp mộ.

 

Mùa hè Én có mặt khắp nơi đến mùa đông thì di cư về phương nam. Ở phương bắc chim én thường đến vào mùa xuân đi vào mùa đông. Chim én bay lượn nhẹ nhàng uyển chuyển đẹp mắt, trong “Kinh Thi” có câu:”Yến Yến Vu Phi, Si Trì Kỳ Vũ”(chim én bay liệng, chiếc đuôi xập xòe). Oanh hay Én liệng, Én xuyên tơ liễu đều là những hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân đến cùng mùa xuân nên người ta thường gọi là “Én Xuân”.

 

Én còn được đưa vào trong những câu đối xuân. Ví Dụ: Xuân Yến Tiễn Liễu, Hỷ Thước Đăng Mai ( Én Xuân Cắt Nhành Liễu, Chim Khách Đậu Cành Mai). Còn có bức tranh ” Hạnh Lâm Xuân Yến” là bức tranh vẽ đàn én và hoa hạnh, thường được dùng để chúc tụng đỗ đạt cao. Thời Minh Thanh mỗi khi thi tiến sĩ vào tháng hai, cũng đúng là lúc hoa hạnh nở rộ, những người thi trong điện được hoàng đế mở yến tiệc khoản đãi, “Yến”(Chim Én) ở đây đồng âm với “Yến”(Yến Tiệc) nên “Hạnh Xuân Yến” ngụ ý chỉ những người đỗ tiến sĩ. Tranh loại này còn có “Đào Liễu Tứ Yến” là bức tranh vẽ chim én và cây đào cây liễu. Còn có “Hà Thanh Hải Yến Đồ” vẽ cây hải đường, hoa sen và chim én cả ba đều được lấy nghĩa từ hiện tượng đồng âm ngụ ý chỉ thiên hạ thái bình.

 

Cũng giống như Uyên Ương, Chim Én cũng thích bay và đậu theo cặp. Trong “Nam Sử” có ghi chị của Vương Chỉnh mười sáu tuổi mất chồng người trong tộc muốn cô tái giá cô đã tự cắt tai mình để vào trong đĩa thề chết chứ cũng không cải giá. Trên mái hiên căn nhà cô ở có tổ yến, hai con én thường cùng bay đi bay lại với nhau. Một hôm chỉ có một con trở về cô gái bèn buộc một sợi dây màu lên chân của chim én để đánh dấu. Năm sau quả nhiên con chim én này lại quay về. Cô gái rất cảm động, đã viết một bài thơ: “Tích Niên Vô Ngẫu Khú, Kim Xuân Do Độc Quy. Cố Nhân Ân Tứ Trọng, Bất Nhẫn Phục Song Phi” nghĩa là Năm trước cả hai cùng bay đi, năm nay chỉ một con quay lại, ân tình cũ sâu nặng, không muốn bay cùng con khác. Người đời sau dùng “Yến Lữ” và “Oanh trù” để ví với vợ chồng hòa hợp trong các câu đối hôn nhân thường lấy én làm đề tài chúc cát tường như “Tịnh Đế Liên Khai Liên Đế Tịnh, Song Phi Yến Lữ Yến Song Phi” ( Hoa Sen cùng cuống nở, cuống liền nhau, đôi én song song bay thành đôi).

 

Én rất nhiều chủng loại ý nghĩa văn hóa tương đối phong phú có Én Trắng, Én Tía. Loài én sống ở phương bắc trước đây gọi là Kinh Yến. Người Bắc Kinh thường dùng hình tượng kinh yến làm diều, và một trong năm biểu tượng của thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 chính là chim én.

 

Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn – ST


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.