Qua sinh nhật đầu tiên mức tăng trưởng của bé chậm lại so với năm trước. Bạn sẽ nhận thấy bé quan tâm đến thức ăn hơn, nhưng cũng kén thức ăn hơn nên dường như ăn ít hơn so sới năm đầu đời. Tuy nhiên nếu bố mẹ luyện cho bé thói quen ăn uống với thực phẩm tươi ngon và lành mạnh ngay từ thời điểm này thì về sau bé sẽ có xu hướng thích ăn những món này hơn.
Xây Dựng Thói Quen Ăn Uống Tốt
Mục lục nội dung
Đã đến lúc bé nhà chúng ta có thể chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang sữa bò loại nguyên kem. Sau một tuổi việc cho bé tiếp tục ăn sữa công thức sẽ khiến trẻ có nguy có béo phì và đồng thời chúng ta lại phải tiêu tốn một khoảng chi phí không nhỏ cho việc mua sữa. Chúng ta nên tập cho bé uống sữa bằng cốc thay vì bú bình như trước.
Ở giai đoạn trước, Bạn phải cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho bé để phòng tránh dị ứng. Nhưng khi đã qua lần sinh nhật đầu tiên trẻ đã sẵn sàng đón nhận các loại thực phẩm phong phú và đa dạng với đủ màu sắc hình thù mùi vị khác nhau. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để tập cho bé làm quen với mọi loại thức ăn không chỉ trong ba bữa chính mà còn trong các bữa phụ.
Các thói quen ăn uống hình thành trong hai năm đầu đời sẽ theo bé suốt nhiều năm thậm trí đến suốt cuộc đời. Vì vậy, Chúng ta sớm tập cho bé có thói quen ăn uống lành mạnh là điều cực kỳ quan trọng để bé có thể duy trì chúng trong tương lai.
Ngay từ khi còn rất nhỏ Trẻ đã bắt đầu biết thể hiện sở thích cá nhân. Cha mẹ cần phải hướng dẫn bé chọn lựa các thức ăn lành mạnh cho phép bé tự quyết định nên ăn gì trong số đó và ăn bao nhiêu tùy thích dù đôi lúc bé không ăn đủ lượng cần thiết. Chúng ta ép buộc trẻ ăn thứ nó không thích không muốn càng khiến trẻ bướng bỉnh và khó hình thành thói quen ăn uống rồi bạn sẽ tránh được những rắc rối về sau.
Tập Làm Quen Với Các Loại Thức Ăn Mới
Trong năm thứ hai, răng bé đã mọc gần đủ, bé sẵn sàng nhai và thủ các loại thức ăn với đủ màu sắc, hình dạng, mùi vị độ mềm cứng khác nhau. Tuy nhiên, Trẻ vẫn có nguy cơ bị sặc thức ăn nên chúng ta cần phải cẩn trọng trong quá trình lựa chọn thực phẩm và cho trẻ ăn. Thức ăn cần phải được sắt nhỏ thành từng mẩu để bé không bị nghẹn.
Các bé ở độ tuổi này rất thích cầm nắm mọi thứ trong tầm với và cho tất cả vào miệng. Chúng ta có thể để bé thử vài lần như vậy để trải nghiệm việc ăn dồn cùng một lúc khó chịu như thế nào. Hãy cho trẻ hớp vài ngụm nước trong bữa ăn để bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Ngạt thở do sặc là nguy cơ rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tốt nhất nên tránh cho bé ăn các miếng trái cây nhỏ như nho nguyên quả, rau củ để nguyên hoặc thịt chín cắt khúc vv…. Thay vào đó hãy cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ xíu hoặc dạng que ngắn nhỏ cho an toàn.
Đối với các bé còn quá nhỏ, bạn nên nấu thực phẩm thật chín, sau đó nghiền nát hoặc xay nhuyễn. Các thực phẩm trơn ướt hoặc chứa nhiều nước có thể dễ dàng đi qua cổ họng trẻ mà không cần phải nhai đúng cách do đó chúng ta nên cho bé ăn các thực phẩm dạng này từng ít một.
Nếu bé từ chối một món mới nào đó, hãy bỏ món đó đi mà không cần phải lo lắng hay bận tâm quá nhiều. Chúng ta có thể cho bé làm quen lại với món ăn này vào lúc khác. Có lẻ hiện giờ trẻ chưa đói hoặc không có hứng với món ăn đó. Đừng quá kỳ vọng trẻ sẽ thích thú món ăn mới mà bạn đã dầy công chuẩn bị, cứ nghĩ rằng đây chỉ là một thử nghiệm và trẻ có thể thích hoặc không thích.
Hãy thường xuyên ăn cùng bé, cả ở nhà và lúc đi ăn bên ngoài. Rồi bé sẽ hứng thú hơn trong việc trải nghiệm các món ăn mới. Cho bé ăn chung với các bạn cùng tuổi cũng có thể giúp bé ăn ngon hơn, ngoan hơn.
Nên cho Trẻ Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
Dạ dày của bé nhỏ hơn dạ dày cjuar người lớn rất nhiều, do đó không cần lo rằng bé phải ăn nhiều thì mới đủ no. Sau đây là một số lời khuyên hưu ích khi cho bé ăn.
Dùng chén đĩa nhỏ và để cảm giác ngon miệng tự điều chỉnh lượng thức ăn mà bé muốn ăn.
Không ép buộc hứa hẹn hay la rầy để bé ăn cho xong bữa hoặc ăn cho hết bát đồ ăn. Cách làm này tạo cho bé thói quen xấu khó bỏ trong ăn uống khiến trẻ hoặc chống đối và căm ghét bữa ăn hoặc ăn quá nhiều đến mức béo phì. Trẻ sẽ cho bạn biết khi nào trẻ ăn đủ nu bằng cách bặm môi lại, đẩy bát đĩa thức ăn ra xa hoặc đổ thức ăn xuống đất.
Bữa ăn phải cân bằng các dưỡng chất thức ăn có nguồn gốc từ tất cả các nhóm thực phẩm và ăn với lượng vừa phải. Nếu bé vẫn đói bụng và muốn ăn thêm hãy cho bé ăn nhiều rau củ quả hoặc trái cây tươi. Không cần thiết phải cho bé ăn thêm khẩu phần thứ hai trong một bữa ăn.
Nếu bé bỗng nhiên uống ít hơn lượng sữa mà bé vẫn thường uống hãy cho trẻ ăn tráng miệng hoặc ăn bữa phụ bằng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai vv….
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...