Đàm Phán Trong Mua Bán Bất Động Sản

Rate this post

Đàm Phán là gì?

  • Đàm phán là quá trình thương lượng giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề, một món hàng hay một dịch vụ mà bên này có và bên kia muốn thương lượng, dàn xếp nhằm trao đổi hoặc đạt được một giải pháp có thể chấp nhận được để các bên cùng đồng thuận với giải pháp trung đó.

 

Đàm Phán Mua Bán Bất Động Sản

  • Đàm phán trong bất động sản là sự thương lượng giữa bên mua và bên sử hữu bất động sản để hai bên có thể đi đến thỏa thuận giao dịch mua bán.
  • Rất nhiều khi đi mua bán bất động sản không tiến hành đàm phán. Vì không tiến hành đàm phán mà có nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đã mất hàng trục, hàng trăm thậm trí hàng tỷ đồng mỗi thương vụ đầu tư của mình. Vì Vậy, Đàm phán trong mua bán bất động sản là bắt buộc là việc phải làm, là kĩ năng cần phải được rèn luyện thành thục trước khi chúng ta bước vào đầu tư.
  • Mục đích cuối cùng của mọi cuộc đàm phán là nhằm đạt được nhiều lợi ích nhất về cho mình, từ đó kiếm được lợi nhuận trong các thương vụ đầu tư bất động sản.
  • Muốn có những cuộc đàm phán thành công khi đi mua bán bất động sản chúng ta cần học hỏi kiến thức và kỹ năng về đàm phán, Đồng thời thực hành đàm phán ở các thương vụ cụ thể để chúng ta có được những trải nghiệm thực tế.
  • Đàm phán không chỉ giúp chúng ta kiếm được tiền trong quá trình đi đầu tư bất động sản mà Đàm phán còn giúp chúng ta rèn luyện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng phó với các sự kiện trong cuộc sống, giúp chúng ta linh hoạt hơn, thông mịnh hơn.
  • Đàm phán đạt được kết quả mong muốn còn giúp chúng ta có được cảm giác chiến thắng, thành công là động lực, là liều thuốc tinh thần giúp chúng ta tiếp tục chinh phục những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.

Các Bước Trong Quá Trình Đàm Phán Mua Bán Bất Động Sản

Để đàm phán thành công chúng ta cần phải cần có sự chuẩn bị kĩ càng và có chiến lược đàm phán cụ thể thì mới có được những thương vụ mua bán thành công, đạt được hiệu quả lợi nhuận mục tiêu đặt ra.

Giai Đoạn Chuẩn Bị Trước Đàm Phán

Giai đoạn chuẩn bị cho đàm phán được coi là giai đoạn then chốt quyết định tới 80% sự thành công của một sự kiện đàm phán. Người đàm phán giỏi phải chuẩn bị tất cả những tình huống có thể xảy ra trước khi cuộc đàm phán chính thức bắt đầu. Đặc biệt đối với những nhà đầu tư không có kinh nghiệm đàm phán thì công việc chuẩn bị càng quan trọng hơn gấp bội.
Nếu chúng ta chuẩn bị tốt trong khâu tiền đàm phán thì khi bước vào cuộc đàm phán chúng ta sẽ tự tin và thường sẽ chủ động trong mọi tình huống từ đó chúng ta dễ dàng thu được kết quả như mong muốn.

Các Bước Chuẩn Bị 

Bước 1: Chuẩn Bị Thông Tin Đàm Phán

Thứ Nhất:

  • Thông tin về bất động sản giao dịch,
  • Thông tin về thị trường hiện tại
  • Nguồn Cung
  • Nhu Cầu
  • Giá Cả Của Thị Trường cùng phân khúc để so sánh
  • Xu Hướng Thị Trường

Thứ Hai: 

  • Thông Tin về Người Mua ( Bạn Bán )
  • Thông Tin Về Người Bán ( Bạn Mua )
    Ai Là Người Có Quyền Ra Quyết Định Cuối Cùng
  • Khả Năng Tài Chính Của Khách Hàng

Thứ Ba:

  • Thông Tin Cá Nhân như Giới Tính, Tuổi, Quá Khứ, Hiện Tại, Gia Đình, Thu Nhập, Công Việc, Nơi Làm Việc.
  • Đánh giá và nhận định khách hàng. Biết rõ điểm mạnh điểm yếu của mình, Biết rõ điểm mạnh điểm yếu của khách hàng. Biết rõ được nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì khả năng đàm phán thành công của bạn sẽ tăng cao gấp nhiều lần.

Bước 2: Chuẩn Bị Người Đàm Phán, Thời Gian, Địa Điểm Đàm Phán

  • Bạn có thể tự đứng ra đàm phán nếu như bạn có đủ tự tin, kiến thức và kinh nghiệm
  • Bạn có thể nhờ ai đó có nhiều kiến thức kinh nghiệm đàm phán và am hiểu thị trường đứng ra đàm phán giúp bạn.
  • Xác định rõ ràng thời gian đàm phán
  • Xác định rõ ràng địa điểm đàm phán
  • Địa điểm đàm phán tốt nhất là  Sân Nhà
  • Nếu không địa điểm đàm phán ở Sân Trung Gian

Bước 3: Xác Định Rõ Mục Tiêu Đàm Phán

Người biết rõ điều mình muốn, người biết rõ những điều mình sẵn sàng dàn xếp, thương lượng thì sẽ có cơ hội thành công cao hơn trong các cuộc đàm phán với các điều khoản thuận lợi cho mình.

Ví Dụ:

Bạn Muốn Mua hay Bán 1 Tài Sản

  • Bạn cần định rõ giá mua/bán tối thiểu là bao nhiêu
  • Bạn cần định rõ giá mua/bán tối đa là bao nhiêu
  • Chi phí chuyển nhượng bên nào chịu
  • Có phương án dự trù giả pháp tốt nhất khi hai bên không đạt được sự thỏa thuận phù hợp với cả 2 bên.

 

Giai Đoạn Tạo Mối Quan Hệ Thân Tình

  • Để bước vào giai đoạn đàm phán chính thức thường các bên phải tiếp xúc với nhau để trao đổi những thông tin cần thiết. Trong quá trình tiếp xúc với đối tác chúng ta cần phải nỗ lực tạo mối quan hệ thân tình và tin cậy trên tinh thần hợp tác với đối tác của mình.
  • Trong quá trình tiếp xúc bạn cần phải thăm dò đối tác để chúng ta có thể điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch đàm phán của mình.
  • Giai đoạn tạo mối quan hệ thân tình và tin cậy có thể xúc tiến qua điện thoại, zalo, facebook, email vv….

Giai Đoạn Chính Thức Đàm Phán

Bước Vào đàm phán là bước vô cùng quan trọng. Bước Đầu trong cuộc đàm phán chúng ta cần cố gắng tạo ra không khí vui vẻ, tránh căng thẳng để tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán

Bước 1: Mỗi Bên Đưa Ra Quan Điểm Và Yêu Cầu

Bên Bán:

  • Bên bán đưa ra thông tin giới thiệu, mô tả Bất Động Sản cần bán và yêu cầu của mình.

Bên Mua

  • Bên mua đưa ra các yêu cầu của mình về bất động sản cần mua.
  • Trong quá trình hai bên đưa ra yêu cầu, mỗi bên cần cố gắng lắng nghe bên đối tác truyền đạt. Bạn nên tập trung vào những vấn đề trọng yếu nhất, vừa nghe vừa tìm hiểu, thăm dò đối tác từ đó điều chỉnh mục tiêu đàm phán của mình.

Bước 2: Tiến Hành Đàm Phán Chi Tiết

Nội dung của bước này là hai bên đàm phán, thương lượng về các nội dung, đặt giá và trả giá, vấn đề tài sản đi kèm, vấn đề chi phí chuyển nhượng, vấn đề kế hoạch thanh toán, đồng thời khắc phục các bế tắc nếu xảy ra trong đàm phán. Bạn nên chú ý là truyền đạt và trả lời các câu hỏi của người mua/bán một cách chính xác và thông tin thống nhất, đầy đủ và kịp thời.

  • Bạn không nên trả lời hấp tấp, vội vàng, thiếu suy nghĩ, thiếu chính xác
  • Khi bạn chưa rõ câu hỏi thì nên yêu cầu đối tác nhắc lại cho rõ. Khi chưa tìm được câu trả lời bạn cần kéo dài thời gian để tìm ra câu trả lời hợp lý nhất.
  • Bạn chỉ trả lời những gì mà đối phương hỏi, Không nên trả lời lan man.
  • Khi trả lời nếu bạn nêu được chứng cứ, số liệu thực tế thì câu trả lời sẽ có sức thuyết phục hơn

Bạn Là Bên Bán Bất Động Sản

  • Khi bạn là bên bán bất động sản thì lúc chúng ta đặt giá bán bạn cần căn cứ vào tình hình thị trường, mức độ khan hiếm, nhu cầu người mua, mức độ bán nhanh hay chậm… để đặt giá bán cao hay sát giá thị trường.

Bạn là Bên Mua Bất Động Sản

  • Khi bạn là người mua bất động sản thì lúc người bán đưa ra giá cao, bạn hãy mạnh dạn trả giá thấp và tìm cách kéo giá cảu bên bán xuống thấp.

Bạn cần xác định các vấn đề phải thuyết phục khi đối tác lưỡng lự ra quyết định mua bán bất động sản, làm sao thuyết phục đối tác ra quyết định nhanh hơn.

 

Bước 3: Giải Quyết Các Bế Tắc Trong Đàm Phán

Một cuộc đàm phán hiệu quả là một cuộc đàm phán mà các bế tắc được sử lý một cách khéo léo và đạt được mục tiêu của 2 bên.

Nguyên Nhân Của Các Bế Tắc Trong Đàm Phán

  • Không thống nhất được về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên
  • Mức Giá Mong Muốn Bán với Mức Giá Mong Muốn Mua không gặp nhau
  • Không đạt được các thỏa thuận đi kèm

Nếu Bên Bán và Mua cùng mong muốn thực hiện giao dịch thì sẽ cùng nhau tìm ra được giải pháp phù hợp nhất.

  • Bằng Cách Người Mua và Người Bán cần phải cùng nhau xem lại các mục tiêu của mình, xem xét đến quan điểm, lập trường của 2 bên để từ đó tìm ra được tiếng nói chung thống nhất và hài hòa.
  • Hai bên nên thống nhất lại những vấn đề đã đạt được, tìm cách tháo gỡ những vấn đề còn bất đồng,
  • Nếu Hai bên không thống nhất được giữa giá mua và giá bán thì chúng ta có thể dùng giải pháp lấy trung bình của cả 2 bên ( giá trị trung bình giữa giá bán và giá mua).
  • Trong trường hợp hai bên không thể tìm ra giải pháp tốt nhất đảm bảo sự thỏa mãn cả hai bên và gây ra căng thẳng chúng ta cần chủ động đề nghị rời cuộc đàm phán đó sang một thời điểm khác thích hợp hơn để hai bên có thời gian suy nghĩ về những mục tiêu, chiến lực, tính toán kế hoạch kinh doanh của mình.

Bước 4: Kết Thúc Đàm Phán Tiến Hành Mua Bán
Sau khi đạt được các thỏa thuận trong cuộc đàm phán, thì cuộc đàm phán kết thúc và chúng ta bước vào giai đoạn tiến hành giao dịch.

Để đảm bảo thương vụ đầu tư của mình chắc chắn thành công chúng ta cần phải yêu cầu bên mua và bên bán tiến hàng làm hợp đồng đặt cọc hay văn bản đặt cọc.

Bạn có thể đặt cọc ngay khi kết thúc đàm phán hay hẹn đối tác vào ngay sau đó để chuẩn bị tiền.

Trong hợp đồng đặt cọc cần ghi rõ:

  1. Đại diện bên mua, bên bán
  2. Tài sản bất động sản mua bán,
  3. Địa Chỉ Tài Sản
  4. Số Lô
  5. Số Thửa
  6. Diện Tích
  7. Phần Cộng thêm
  8. Tổng số tiền phải trả,
  9. Số tiền đặt cọc,
  10. Bên nào chịu chi phí chuyển nhượng,
  11. Bên nào chịu trách nhiệm đi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng và sổ đỏ mới,
  12. Bên nào nộp thuế, phí
  13. Mức tiền phạt của mỗi bên nếu không tiến hành giao dịch.
  14. Sau đó hẹn ngày ra văn phòng công chứng làm hợp đồng mua bán và thanh toán tiền.
  15. Để đảm bảo việc mua bán đúng pháp luật và làm được giấy chứng nhận mới, hai bên phải làm hợp đồng mua bán và được văn phòng công chứng chứng thực.
  16. Sau đó bạn có thể thanh toán tiền cho bên bán.
  17. Bạn cũng có thể giữ lại một số tiền trả sau để bên bán ” Có Trách Nhiệm” khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng và sổ đỏ mới.

ST

Nguyễn Viết Thắng – CEO Anlux

Https://Anlux.vn

Giàu có hơn – Khỏe mạnh hơn – Hạnh phúc hơn

Hotline: 0834123888


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.