Đặc Điểm Của Trẻ 2 Tuổi và Những Vấn Đề Thường Gặp
Đặc Điểm Của Trẻ 1 đến 2 Tuổi
Mục lục nội dung
- Thường Trẻ Nhũ Nhi không chịu ăn thì bố mẹ thường rất hay lo lắng. Chúng ta thường sợ rằng con không sống nỗi, sợ chúng không phát triển, không lớn nổi do ăn quá ít thức ăn. Bố mẹ sẽ thường làm bất kỳ việc gì miễn con chịu ăn. Chúng ta dùng mọi cách: sử dụng đồ chơi, sách, tivi vv….. để làm con sao nhãng với hy vọng chút cho chúng thật nhiều thức ăn vào mồm. Thậm chí Chúng ta dỗ dành năn nỉ và mặc cả với chúng để làm đầy cái dạ dày của chúng. Thường thì chuyện này thành thói quen mỗi ngày, thậm chí là nhiều ngày liên tiếp. Trẻ nhỏ giai đoạn này rất nhanh và tinh tường chúng sẽ học được ngay rằng việc ăn hoặc không ăn của chúng có thể tác động rất lớn đến thái độ, cách hành xử và hành vi của Bố Mẹ.
- Và điều gì đến sẽ đến, khi trẻ biết sử dụng công cụ Ăn hay Không Ăn làm công cụ để đe dọa Bố mẹ thì chúng sẽ tận dụng và sử dụng công cụ ấy liên tục. Chúng biết chúng có thể làm cho bố mẹ lo sợ, làm cho bố mẹ phấn kích, làm cho bố mẹ vui mừng khi chúng ăn, chúng biết chúng có thể làm cho bố mẹ chán nản, cáu giận, buồn bực khi chúng không ăn. Chúng có thể chỉ đạo cả chúng ta khi chúng luôn đòi hỏi ăn cái này, ăn cái kia và nhiều bố mẹ đã chiều con và làm theo lệnh của chúng. Chúng thậm chí không vào bàn ăn, vào bàn ăn thì quậy phá, trườn ra ngoài, trong khi đó chúng vẫn theo dõi sát sao xem thái độ và phản ứng của Bố Mẹ như thế nào.
- Thật sai lầm nếu Các Bạn để Lũ Trẻ có thể chạy loanh quanh khắp nơi trong phòng và không chịu ngồi 1 chỗ và chúng ta cứ phải đuổi theo chúng với thìa với đĩa để cho chúng ăn từng thìa một. Ngược lại khi chúng ta rèn luyện tính kỉ luật và nguyên tắc, thói quen ăn uống cho trẻ thì trẻ sẽ nghiêm túc ăn uống, thích ăn khi vào bữa và chúng ta sẽ dễ dàng cho chúng ăn theo thực đơn mà chúng hoàn toàn vui vẻ và hợp tác. Nếu không làm được như vậy chúng ta sẽ bị chúng kiểm soát phải luôn làm theo ý chúng và chúng ta sẽ kiệt sức khi chăm sóc 1 đứa trẻ.
Cách Thuần Hóa Trẻ Giai Đoạn Nhũ Nhi
- Để Giúp Bố Mẹ ứng phó thành công với những hành vi, thái độ khiêu khích, bất hợp tác của con trẻ, Chúng tôi đã đề nghị biện pháp “ Kỷ Luật Một Mình” dành cho trẻ. Đây là một biện pháp kỷ luật bằng thời gian tách trẻ khỏi bố mẹ và môi trường xung quanh tại những không gian an toàn. Sau đó một khoảng thời gian nhất định tùy vào từng bé ta mới bắt đầu cho trẻ tái hòa nhập. Biện pháp này đặc biệt giúp trẻ biết về kỷ luật biết về hình phạt và giúp trẻ định hình được giới hạn mình phải tuân theo nếu không muốn bị kỷ luật. Đồng thời cũng là cách dạy trẻ tự dỗ mỗi khi có vấn đề gì không như ý của chúng.
- Lưu ý: Biện Pháp này đặc biệt khó với với trẻ nhỏ không thể tự bình tĩnh và khó với những trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào việc dỗ dành của cha mẹ mỗi khi khóc lóc, nhũng nhiễu. Tuy vậy, Đây chính là nhóm trẻ cần phải áp dụng kỷ luật một mình nhiều nhất vì càng lớn thì việc tự chúng dỗ dành càng khó khăn. Nguy hiểm hơn là nếu chúng ta không uốn nắn sớm trẻ sẽ càng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, với thái độ thái quá hơn mỗi khi bố mẹ không làm hài lòng chúng.
Tuổi Nào nên áp dụng kỷ luật một mình?
- Trẻ lên 2 tuổi hầu hết đã hiểu rất tốt luật lệ nhân quả. Dù khả năng diễn đạt ngôn ngữ của chúng chưa hoàn thiện và bị giới hạn ở những ngôn từ đơn giản và câu ngắn nhưng khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này lại rất mạnh mẽ. Chúng có thể hiểu khi bố mẹ giải thích bằng lời lẽ đơn giản chuyện gì sẽ xảy ra với chúng nếu như chúng vi phạm, chúng không nghe lời vv…
- Đặc biệt đối với những trẻ phát triển sớm hơn bình thường thì 20 tháng tuổi đã có thể áp dụng phương pháp kỷ luật một mình này cực kỳ hiệu quả. Cha mẹ cần phải tự mình ước lượng được khả năng chịu đựng của con cái mình để áp dụng kỷ luật một mình một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn
Cố Vấn Đào Tạo Anlux.vn
Xem Thêm: Tại Sao Nên Giúp Trẻ Tự Ăn ? === >>> Tại Đây
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...