Chứng Biếng Ăn Nhũ Nhi Biểu Hiện Như Thế Nào?

Rate this post

Chứng Biếng Ăn Nhũ Nhi Biểu Hiện Như Thế Nào?

 

  • Thường trẻ nhũ nhi mắc chứng biếng ăn sau 6 tháng đầu đời. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ sớm bộc lộ sự chán ăn ngay trong 6 tháng đầu. khi còn nhũ nhi các trẻ chỉ bú ngắn và nếu có ai đó bước vào phòng hay có điện thoại kêu là chúng bỏ ăn luôn.

 

  • Tuy vậy, khi đã biết ngồi và khi biết bò, đi và nói có nghĩa là thế giới nhỏ bé của trẻ được mở ra, trở nên ngày càng kỳ thú, trẻ sẽ không còn thời gian để ăn. Hiếm khi thấy trẻ tỏ ra đói, và chỉ sau vài muỗng chúng sẽ không chịu mở miệng, không muốn ăn thêm. Chúng ném đồ ăn, chén, thìa, dĩa và cố gắng trườn khỏi ghế ngồi. Nếu thoát ra được, trẻ có vẻ vô cùng khoái chí và thích thú, thoải mái chơi đùa làm cho bố mẹ không khỏi băn khoăn con mình lấy đâu ra năng lượng dù không ăn một tí nào?

 

  • Việc ăn kém, không thích ăn của những trẻ như thế này thường kéo dài tới tuổi đi học. Một vài trẻ lớn hơn diễn tả cảm giác của chúng về ăn uống là chán chết và rằng không có thời gian để ăn trưa tại trường vì đấy là lúc duy nhất để còn nói chuyện, chơi đùa với bạn bè. Khi những trẻ này bận rộn chơi hay làm các việc khác, chúng quên ăn luôn. Chúng phản đối bị gọi vào bàn mỗi khi đến giờ ăn. Vào bàn rồi, dường như chúng no bụng rất nhanh, mới nhai được vài miếng chúng đã muốn đứng dậy, làm việc gì đó mà chúng coi là lý thú hơn là ăn uống. Hầu hết những trẻ này thích nói thay vì ăn và một bé bảy tuổi khi được hỏi vì sao không chịu ăn bữa tối ở nhà hàng mà bố mẹ cùng bạn bè dẫn đến thì Trẻ bảo Mồm con chỉ muốn nói.

 

  • Sau vài tháng giảm tăng cân, đường tăng trưởng của trẻ bắt đầu suy giảm, mặc dù đầu vẫn to ra với tốc độ bình thường. Với một số trẻ, vẻ còi cọc là rất dễ thấy và khi lớn hơn, vào lúc 3 tuổi trông chúng như 2 tuổi, hoặc lên 9 tuổi người ta lại nhầm mới vào lớp 1. Bên cạnh đó, một số trẻ tiếp tục tăng trưởng bình thường về chiều cao và vì thế rất gầy.

 

Ảnh Hưởng Của Việc Con Biếng Ăn Lên Cha Mẹ

 

  • Với những Bố Mẹ đặc biệt là những bố mẹ mới lần đầu tiên được làm bố làm mẹ việc con không đói, không chịu ăn thật đáng thất vọng và đáng lo. Chúng ta thường thắc mắc, sao đám con nhà bạn bè, đám trẻ nhà hàng xóm thì biết đói và ăn uống chẳng vấn đề gì, còn con mình thì lại không muốn ăn? Chúng ta tự trách mình và không biết có đang làm gì sai không? Chúng ta tìm mọi cách đánh lạc hướng con bằng đồ chơi, trò ấy cũng có tác dụng được một thời gian vì trẻ vốn thích đồ chơi. Khi bị đánh lạc hướng chúng cho phép Bố mẹ nhét thức ăn vào miệng. Tuy nhiên, Bố Mẹ phải liên tục nghĩ ra những cách khác để đánh lạc hướng chúng để làm cho chúng há miệng mà không ý thức được là mình đang ăn.

 

  • Một số Bố Mẹ khác thì dễ dàng con ăn nhiều hơn thậm chí là chạy đuổi theo con để cho ăn trong khí đó con thì thích thú với trò chơi đuổi bắt này thỉnh thoảng mới dừng lại để ăn một miếng đồ ăn nhỏ xíu và thấy con ăn Bố mẹ lại nỗ lực chơi tiếp để cho con ăn thêm. Bên cạnh đó, một số Bố mẹ còn để sẵn đồ ăn và bình sữa cho con khi nào chúng thích thì chúng ăn. Còn đặc biệt có những cha mẹ nửa đêm còn lọ mọ thức dậy cho con ăn. Chúng ta lo sợ nếu con không ăn thì không biết sẽ xảy ra điều gì, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất và trí não của chúng hay không. Những nỗi sợ ấy khiến cho những Bố Mẹ rất lý trí và mạnh mẽ cũng mất hết cả khôn ngoan và lý trí trở thành nô lệ cho con cái của chính mình.

 

Hậu Quả:

 

  • Không may là Bố Mẹ càng cố giúp con ăn nhiều bằng cách đánh lạc hướng, dỗ dành, năn nỉ, hay dọa nạt, việc cho ăn càng trở nên khó khăn. Cả Bố Mẹ lẫn con đều bị lôi vào cuộc xung đột và vật lộn giành quyền kiểm soát lẫn nhau. Con thì chỉ muốn chơi, mải chơi để thoát khỏi đồ ăn, thoải khỏi bàn ăn. Bố mẹ thì chỉ muốn con ăn nhiều hơn để còn lớn. Đôi khi, xung đột giữa cha mẹ và con trong giờ ăn lan sang cả những mối tương tác khác giữa hai bên. Xung đột này làm nhiễm độc toàn bộ mối quan hệ, và có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.

 

  • Nghiêm trọng là Con cái chúng ta có thể mắc phải các vấn đề về phát triển do không tăng đủ cân nhưng không phải do nhẹ cân mà là do mắc phải chứng căng thẳng và mâu thuẫn trong lúc cho ăn uống của Bố Mẹ.

Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn

Cố Vấn Đào Tạo Của Anlux.vn

 

 


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.