Cho Trẻ Ngồi Cùng Bàn Ăn Với Cả Nhà
Trong suốt năm đầu tiên trẻ nhũ nhi sẽ phát triển rất nhanh. Cuối năm thứ nhất lúc đó là 1 tuổi trẻ đã biết bò, biết bước, biết nhặt những đồ vật nhỏ bằng kỹ năng ngón tay mới có được. Trẻ cũng bắt đầu bập bè sử dụng từ nối, dùng cử chỉ để người khác hiểu được mình muốn gì. Trẻ đã lớn thành các cô bé và cậu bé tập đi.
Đây chính là lúc cho trẻ ngồi cùng bàn ăn với cả nhà. Cho trẻ ngồi chung trong suốt bữa ăn và có thể cho trẻ những món ăn có thể cầm được bằng tay để trẻ nhập cuộc với cả gia đình, cảm nhận được tình cảm gia đình, quan sát và học tập các cử chỉ hành vi của người thân khi ăn. Việc chuyển đổi bé ngồi ăn cùng cả gia đình là một việc khá khó khăn vì giai đoạn này việc nghịch đồ ăn, quăng đồ ăn, quăng đồ dùng như là một trò chơi của trẻ có thể bữa ăn trở thành một bãi chiến trường khi có trẻ.
Trẻ em ở độ tuổi này đang thích tìm hiểu khám phá điều gì xảy ra khi các đồ vật biến mất khỏi tầm nhìn liệu chúng có còn không? Biểu hiện là các bé rất thích chơi trốn tìm với cha mẹ để thực tập xem cha mẹ có biến mất không nếu đi trốn hay liệu có tìm ra không?
Vì cố hình dung điều gì sẽ xảy ra khi vật hay người biến mất mà trẻ thích thực tập bằng cách ngồi trên ghế quăng thức ăn và các dụng cụ cho ăn ra khỏi khay. Chúng muốn xem thìa hay đồ ăn bay tới đâu, và bố mẹ có làm cho những thứ đó trở lại không. Đối với Bố Mẹ thì quả là bực mình và mệt mỏi nhưng đó lại là trò chơi yêu thích của trẻ lúc này. Chúng có thể chơi không biết chán, không biết mệt. Khuyến cáo các ông bố bà mẹ cứ để thìa dĩa thức ăn ở dưới sàn cho tới khi bữa ăn kết thúc. Dưới khu vực bé ngồi nên trải một tấm khăn nhựa để hứng đồ ăn bé quăng vứt cho đỡ tốn công dọn.
Mỗi lần chỉ đưa cho trẻ 1 2 mẫu thức ăn nhỏ nên chúng sẽ dễ dàng đưa vào miệng và không có gì để quăng vứt. Còn nếu trẻ chỉ thích quăng vứt đồ, đồ ăn Bố Mẹ phải có kỷ luật bằng cách nghiêm giọng mắng, thái bộ biểu cảm bằng khuôn mặt. Nếu trẻ tiếp tục hành vi thì cứ lờ bé đi trong vài phút và không đưa cho thêm bất kì cái gì nữa thì trẻ sẽ hiểu là mình đang làm việc gì đó mà bố mẹ không đồng ý và sẽ bị từ chối.
Không nên tách trẻ ăn riêng khỏi cả nhà chỉ vì không thể xử lý với đống hỗn độn mà trẻ gây ra khi ngồi chung bàn. Cho trẻ ăn chung với cả nhà là việc làm cần thiết, quan trọng cả về mặt xã hội lẫn mặt phát triển trí não của trẻ. Nhìn mọi người ăn uống trẻ sẽ tò mò và cũng muốn làm theo. Việc ăn chung còn đặc biệt quan trọng với những trẻ từng có những phản ứng ác cảm với vài loại thức ăn nào đó, hoặc những trẻ vẫn sợ thử món mới. Thấy các thành viên khác trong gia đình thoải mái ăn sẽ khiến trẻ an tâm và có thêm can đảm để thử.
Các bố mẹ cần biết ở tuổi này trẻ hành xử giống như một kẻ cai trị, tưởng rằng ai cũng phải làm theo ý mình. Bạn càng muốn trẻ làm việc gì thì trẻ lại càng chống lại không làm. Bạn càng không muốn trẻ ăn cái gì chúng càng muốn ăn. Biết được điều này bạn cần tìm ra những cách thức khiến trẻ cảm thấy mình đang kiểm soát nhưng cùng lúc bạn vẫn đặt ra được các giới hạn nếu các đòi hỏi của trẻ quá vô lý. Ngoài ra, vì răng sữa mọc rất chậm, bạn cần xem liệu trẻ đã nhai được chưa rồi hẵng đưa cho trẻ thịt hoặc rau củ cứng mà trẻ thấy trên đĩa và đòi ăn thử.
Chúng ta không nên cố gắng ép buộc nịnh nọt, hay lừa gạt trẻ để ép trẻ ăn một thức ăn mới, một đồ ăn mới mà chúng ta hãy cho trẻ những món ăn mà trẻ yêu thích và chúng ta ăn những món ăn mà trẻ không thích, có ác cảm, khi nhìn thấy chúng ta ăn ngon lành trẻ sẽ kích thích muốn ăn, thèm ăn, muốn khám phá và trẻ sẽ đặt ra câu hỏi trong đầu không biết bạn đang ăn gì? Sau đó bạn lại càng làm khó khăn, bắt bí không cho đụng vào món ăn đó trả lại càng ham muốn thử.
Bạn có thể nói Đây là món ăn của Bố Mẹ Mà Nhưng Thôi cho con thử 1 tí. Rồi bạn cho trẻ một mẩu thật nhỏ thôi để trẻ ăn thử và quan sát xem trẻ có thích có ăn được không. Nếu trẻ phấn khích thích thú thì sẽ cho trẻ ăn thêm một ít. Cho tới khi bạn cảm thấy con bạn thật sự thích thú với món ăn này . Bạn phải tỏ ra bình thường mặc dù đã biết chắc con mình đã ăn được món ăn mà trước đây chúng sợ ác cảm chánh gây áp lực cho trẻ khi ăn lại lần nữa món ăn đó. Chúng ta quá vui mừng sẽ có thể làm cho chúng căng thẳng, và cảm giác người khác trông đợi vào mình quá nhiều và chúng không thể làm lại một lần nữa và tạo điều kiện cho cảm xúc ác cảm trở lại…..
Chúc các bạn thành công…
Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...