Bạn thường nghe nói đến tổ yến, yến sào nhưng có bao giờ bạn biết đến chân yến chưa? Đó là loại yến gì và chế biến ra sao? Và cùng chúng tôi tìm hiểu chân yến ngâm bao lâu để có thể sử dụng ngay nhé. Có những hướng dẫn cụ thể để giúp bạn dễ làm hơn với món chân yến này đó. Những lưu ý nhỏ của chúng tôi sẽ đề cập trong bài sẽ giúp bạn tránh đi những sai lầm trong việc ngâm chân yến.
Chân Yến là Gì?
Mục lục nội dung
Chân yến là phần có kết cấu cứng cáp nhất của tổ yến. Nó là phần đầu tiên mà chim yến bắt đầu làm tổ nên chân yến nào cũng rất dày và cứng. Có nhiều khách hàng rất ít khi mua chân yến về do khi ngâm cần rất nhiều thời gian ngâm chân yến cho mềm ra. Một số khách hàng lại nghĩ chân yến không tốt như tổ yến nên ít hoặc không mua về dùng. Thật ra, chân yến cũng tốt như tổ yến và bạn chỉ cần biết những lưu ý khi ngâm chân yến là có thể có được món chân yến chưng ngon không kém với tổ yến rồi.
Hướng dẫn chế biến chân yến đúng cách đảm bảo dinh dưỡng
Thông thường thì bạn nghĩ ngâm chân yến bằng nước nóng thì chân yến sẽ nở và mềm mau đúng không? Điều đó là hoàn toàn không đúng nhé. Bạn nên ngâm chân yến bằng nước lạnh để cho chân yến nở ra từ từ. Cách ngâm chân yến cũng giống như cách ngâm các loại tổ yến mà bạn thường dùng vậy đó. Không nên ngâm chân yến bằng nước nóng là do nước nóng sẽ làm mềm một phầm yến ở ngoài thôi. Ngâm như vậy dễ bị mất hết chất dinh dưỡng của chân yến lắm.
Vậy chân yến ngâm bao lâu để giữ nguyên chất dinh dưỡng?
- Đây là điều mà rất nhiều khách hàng thắc với chúng tôi. Chân yến nếu bạn ngâm lâu với nước lạnh thì sẽ không sao cả và bạn có thể ngâm từ 40-60 phút đó.
- Không nên ngâm với nước nóng nhé vì nước nóng sẽ làm chân yến ra hết các chất dinh dưỡng tốt.
Chưng chân yến bao lâu để giữ nguyên chất dinh dưỡng?
- Bạn có thể chưng từ 20-45 phút tùy vào các thành phần bạn nấu cùng và bề dày của chân yến đó.
Chân yến thích hợp cho những đối tượng nào?
Với mức giá khá mềm và chất lượng như tổ yến thì chân yến thích hợp cho mọi đối tượng khách hàng, kể cả người bình dân. Cụ thể như:
- Người bệnh hay người chỉ có nhu cầu bồi bổ sức khỏe
- Người mới ốm dậy, người lớn tuổi có sức ăn kém.
- Trẻ con từ 2 tuổi trở lên
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người thường bị căng thẳng, làm việc đầu óc, người có trí nhớ kém
- Người có khối u lành tính hoặc ác tính
- Người bị các vấn đề về phổi.
Lưu ý: Chân yến khi chế biến xong ăn sẽ sựt sựt nên sẽ không thích hợp cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi mà chân răng yếu. Đối với 2 đối tượng này, bạn nên nấu chân yến lâu hơn hoặc nên dùng tổ yến.
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...