Cây Phong Thủy: “Hoa Sen” Loài Hoa Quân Tử – Cát Tường – Báu Vật Của Thiên Nhiên

Rate this post

Cây Phong Thủy: “Hoa Sen” Loài Hoa Quân Tử – Cát Tường – Báu Vật Của Thiên Nhiên

Tên riêng của Hoa Sen rất nhiều như Hà Hoa, Thủy Phù Dung, Phù Dung, Thủy Hoa, Thủy Đán, Thủy Vân, Thủy Chi Đơn vv…… mỗi bộ phận của Hoa Sen đều có tên gọi khác nhau, như trong “Hoa Kinh” đã chỉ ra ” Nhụy của nó gọi là Hạm Đan, Kết Quả gọi là Đài Sen (Liên Phòng), Hạt Gọi là Hạt Sen (Liên Tử), Lá gọi là lá sen (Hà Diệp), Gốc gọi là Ngó (Ngẫu)…..” Trong thơ cổ những tên gọi này đều được nhắc tới. Giá trị sử dụng của Sen rất cao, toàn thân là báu vật. Ngó Sen, Hạt Sen, Ngoài việc có thể dùng để làm thức ăn còn có thể dùng làm thuốc, Hoa Sen cũng có thể dùng làm thuốc.

 

Nhưng trong lịch sử trồng trọt mấy nghìn năm của Trung Quốc, ngoài giá trị sử dụng còn ngưng kết nên một lĩnh vực văn hóa với trung tâm là Hoa Sen. Nói một cách khái quát có thể chia thành hai phương diện thần thánh và thông tục, tức là Phật Giáo lấy Hoa Sen làm biểu tượng, thế tục dùng để thưởng ngoạn và tượng trưng. Ý nghĩa cát tường của Hoa Sen đã được phát triển từ những phương diện này.

 

Phật giáo có mối quan hệ đặc biệt với Hoa Sen. Tương truyền từ quê hương của Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra Phật Giáo, Hoa Sen có ở khắp nơi và có rất nhiều loại có màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng vv….. Phật giáo chủ yếu dùng hoa sen trắng. Chốn tịnh độ của Phật Tổ được gọi là “Liên Hoa Tạng Giới” (gọi tắt là Liên Giới). Kinh Phật gọi là Liên Kinh, nơi Phật ngồi gọi là Liên Đài, Liên Tọa tức Tòa Sen, Chùa Phật gọi là Liên Vũ, nơi các tăng nhân ở gọi là Liên Phòng, Áo cà sa gọi là Liên Hoa Y, Điện thờ Phật hình Hoa Sen gọi là Liêm Khám. Tóm lại Hoa Sen có ý nghĩa thần thánh trong Phật giáo là tiêu trí của thiêng liêng và cao thượng. Vì vậy, hình Hoa Sen còn là một tiêu chí của Phật Giáo. Phàm là những thứ có liên quan tới Phật Giáo như tượng, đồ vật, kiến trúc, đều dùng Hoa Sen để trang trí.

 

Cùng với sự truyền bá và lưu hành của Phật giáo, hình cảnh của Hoa Sen cũng xuất hiện thường xuyên trong thế giới trần tục, như trong ngôi mộ thời cổ đại đã thấy xuất hiện hình ảnh của Hoa Sen.

 

Ngắm Sen, Hái Sen từ lâu đã là sở thích của người dân. Sen không những chỉ có thể ngắm hoa, hơn nữa “Gốc, Thân, Hoa, Hạt đều không giống nhau, mỗi loại tác dụng riêng” (Bản thảo cương mục). Người xưa gọi hoa sen là hoa quân tử. Trong tác phẩm “Ái Liên Thuyết” của Chu Đôn Di đời Tống đã khái quát một cách đầy đủ và rõ ràng nhất về phẩm đức và hình dáng của Hoa Sen.

 

Từ xưa tới nay, người ta không ai không yêu hoa sen, ngoài ngắm sen nở rực rỡ vào mùa hạ, lắng nghe tiếng mưa rơi trên lá vào mùa thu, những độ vật mô phỏng theo hình hoa sen và có vẽ hình hoa sen có ở khắp mọi nơi. Tranh cát tường lấy chủ đề từ hoa sen cũng rất nhiều, chủ đề có “Hoa Trung Quân Tử” “Nhất Phẩm Thanh Liêm” “Tịnh Đế Đồng Tâm”…. Hoa Sen còn có tên gọi khác là Hà Hoa nên trong tranh cát tường còn sử dụng hiện tượng đồng âm của “Hà” (Hoa Sen) với “Hòa”(Hài Hòa) hoặc “Hà”(Sông). Như Hòa Hợp , Hà Thanh Hải Yến(Sông Yên Biển Lặng).

 

Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn – ST


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.