Cây Phong Thủy: “Cây Quất” Đại Cát Đại Lợi Hoan Hỉ Cát Tường

Rate this post

Cây Phong Thủy: “Cây Quất” Đại Cát Đại Lợi Hoan Hỉ Cát Tường

Hơn hai nghìn năm trước, Khuất Nguyên đã sáng tác bài “Quất Tụng” để ca ngợi cây Quất cũng là để ví von với bản chất mộc mạc kiên trinh của mình. Bài “Quất Tụng” của Khuất Nguyên đã miêu tả về hình thức và tính chất của Quất, ca ngợi phẩm cách tốt đẹp của nói, đã nâng cao địa vị của Quất. Đồng thời, còn có người giải thích Quất từ góc độ chiêm tinh học, đem lại vẻ thần bí cho quất, như bài “Xuân Thu Vận Đẩu Khu” trong “Vĩ Thư” đã nói “Sao Trời Tản Ra Là Quất”.

 

Là vật cát tường Quất có liên quan tới rất nhiều đặc điểm kể trên nhưng quan trọng nhất vẫn là trong tiếng Hán “Quất” đồng âm với “Cát” dân gian lấy nghĩa hài âm của nó ví quất với may mắn, dần dần biến quất trở thành vật may mắn cát tường. Quất có nhiều loại, như quất đỏ, quất xanh, quất kim tiền, quất tứ quý…… người dân phân biệt sử dụng dùng để chúc may mắn và cầu phúc. Quất kim tiền hay kim quất, kim đàn tử là một loại quả nổi tiếng, sách sử ghi chép ở thời Tống chỉ có nhưng người như Hoàng Hậu mới được dùng. Đồng thời Kim Quất còn được dùng làm cây cảnh để thưởng ngoạn, đặc biệt vào ngày tết đầu xuân, đặt trong nhà một chậu quất không những có thể dùng để thưởng thức mà còn tượng trưng cho cát tường như ý, bao hiện một năm thuận lợi. 

 

Vì vậy, văn hòa Âu Dương Tu đời Tống trong “Quy Điền Lục” có viết “Kim Quất Hương Vị Tao Nhã, Để Một Chậu Trên Bàn, Chói Sáng Như Kim Đàn Hoàn, Đây Là Loại Quả Quý”. Trong thơ của thi nhân Da Luật Sở Tài thời Nguyên có câu “Phẩm thưởng xuân sắc phên Kim Quất” (nhìn ngắm sắc xuân nói về kim quất) đã liên kết kim quất với sắc xuân.

 

Ngoài ra, trong dân gian còn cho rằng: Kim Quất báo phát tài, quất tứ quý chúc bốn mùa bình an, treo quất hồng chu sa trước giường cầu “cát tinh củng chiếu”. Ngoài những loại quất dùng để làm cảnh trong năm như Kim Quất. Quất còn có thể dùng để biểu thị ngụ ý cát tường trong ngày tết nguyên đán. Như ở vùng Triết Giang khi tới ngày tết có tập tục dùng cành bách xâu bánh quả hồng, sau đó căm trên cây quất lớn gọi là “Bách Sự Đại Cát”. Trong mâm bày gốc cây bách hợp (hoặc cành cây bách) quả hồng, quả quất cũng có ngụ ý tương tự. Đương nhiên Quất cũng được dùng làm đề tài trong tranh cát tường có tranh “Đại Cát”, “Sự Sự Đại Cát”, “Bách Sự Đại Cát”…..

 

Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn – ST


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.