Cây Phong Thủy: “Cây Đào” Gỗ Trấn Áp Ma Quỷ – Quả Kéo Dài Tuổi Thọ

Rate this post

Cây Phong Thủy: “Cây Đào” Gỗ Trấn Áp Ma Quỷ – Quả Kéo Dài Tuổi Thọ

Đào là loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc đã có lịch sử hơn hai nghìn năm, dần dần trở thành một loại cây, quả mang đậm đặc sắc văn hóa của Trung Quốc, Hoa, Quả, Gỗ đều có mối liên hệ khăng khít với cuộc sống của con người, chiếm một vị trí quan trọng trong quan niệm dân gian, quan nhiệm tôn giáo và cả quan nhiệm thẩm mỹ.

 

Đào nở hoa vào khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch có màu đỏ, trắng, hồng, đỏ thẫm vv….. rực rỡ thơm tho, màu sắc lộng lẫy.(Quần Phương Phả) đúng là “Đào Tơ Mơn Mởn, Hoa Nở Rực Rỡ”. Người xưa thường dùng hoa đào để ví với nét đẹp của người con gái, rất nhiều câu chuyện liên quan tới phụ nữ và cả những đồ vật họ dùng nữa đều được phép thêm chữ “Đào”. Son hồng còn được gọi là “Đào Hoa Phấn”.  dùng phấn hồng tô lên hai má gọi là “Đào Hoa Trang”. Tập tục dân gian lại cho rằng rượu ngâm bằng hoa đào có thê mang lại vẻ đẹp cho phụ nữ, cũng vậy con gói trồng đào cũng sẽ khiến hoa đào nở đẹp khác thường.

 

Trong thần thoại cổ đại Trung Quốc cây Đào do cây gậy của Khoa Phụ biến thành. Khoa Phụ đuổi mặt trời nhưng không đuổi kịp nửa đường chết khát chiếc gậy chống trong tay đã biến thành một khu rừng toàn là cây đào. Người xưa còn cho rằng cây đào là tinh hoa của năm loại gỗ, linh hồn của đào sinh ra tại quỷ môn nên nó có thể khắc chế ma quỷ, đặt chiếc gậy gỗ đào bên cửa có theer áp chế tà khí. Một cách giải thích khác cho quan niệm gỗ đào khắc chế được ma quỷ, quỷ sợ gỗ đào là Tương truyền trên núi Độ Sóc ngoài Đông Hải có một cây đào lơn dưới gốc cây có hai vị thần là Thần Đồ và Uất Lũy sau này mọi người gọi là Môn Thần. Hai ông đi bắt ma quỷ cho hổ ăn. Cho dù giải thích ra sao, đặc điểm trừ tà khắc chế quỷ của gỗ đào luôn được thống nhất.

 

Người xưa thường dùng gỗ đào chế tạo dụng cụ tế lễ trừ ma quỷ, như hình nhân gỗ đào, ấn gỗ đào, ván gỗ đào, bùa gỗ đào vv…. HÌnh nhân gỗ đào dựng hoặc tren trên cửa để xua ma đuổi tà. Tới ngày nay, một số nơi vẫn còn tập tục treo cành đào trước của nhà ngày tết Đoan Ngọ và Ngày sinh con để trừ tà.

 

Khả năng chế khắc ma quỷ và trừ tà của gỗ đào được tập trung thể hiện nhiều nhất trên bùa đào. Bùa đào được phát triển từ ấn gỗ đào, hình nhân gỗ đào, đào ngạnh là mảnh gỗ có vẽ hình hai vị thần : Thần Đồ và Uất Lũy mang dựng bên cửa vào ngày tết. Thời Ngũ đại Hậu Thục bắt đầu viết câu đối lên bùa đào, sau này thay đổi thành viết lên giấy, trở thành câu đối xuân sau này. Từ đó có thể thấy rằng một bộ phận cấu thành quan trọng của câu đối tết, nét văn hóa trong ngày tết của Trung Quốc là được phát triển từ tập tục trừ tà khắc chế ma quỷ. Nhưng đặc tính trừ tà áp quỷ không chỉ có ở gỗ đào còn thấy ở quả đào. Thời cổ có “Canh Đào” dùng đào nấu thành, nghe nói dùng để vẩy, hoặc ăn có thể trừ tà cầu phúc.

 

Quả đào còn gọi là đào tiên, đào trường thọ, người ta cho rằng ăn vào có thể kéo dài tuổi thọ. Đương nhiên, quả đào kéo dài tuổi thọ là bàn đào thồng trong Dao Trì của Tây Vương Mẫu. Trong truyền thuyết loại đào này ba nghìn năm mới nở một lần hoa, ban nghìn năm nữa mới kết trái ăn một quả có thể kéo dài tuổi thọ thêm sáu trăm năm. Tương truyền vào thời Hán hoạt kê đại sư Đông Phương Sóc đã từng ba lần ăn trộm loại đào này, còn Hán Vũ Đế đã từng được Tây Vương Mẫu tặng bốn quả bàn đào. Người đời sau thường dùng đào để chúc thọ, hoặc dùng quả tươi hoặc đã qua chế biến. Tranh cát tường lấy đào làm đề tài cũng rất nhiều, phần lớn chủ đề chúc thọ không thể thiếu hình tượng đào, như đa phúc đa thọ, phúc thọ song toàn, bàn đào hiến thọ….. Ngoài ra còn có “Tam Đa”, “Hoa Phong Tam Chúc”, “Dao Trì Tập Hạnh”, “Đông Phương Sóc Trộm Đào”……

 

Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn – ST


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.