Cách giúp Trẻ từ 6 đến 10 tháng tuổi làm quen với thức ăn đặc

Rate this post

Cách giúp Trẻ từ 6 đến 10 tháng tuổi làm quen với thức ăn đặc

 

Trong những năm đầu đời trẻ nhỏ phải làm quan với việc chuyền từ sữa sang ăn các loại thức ăn đặc hơn ( ăn dặm ). Trẻ cũng phải học cách tự an lấy, học cách nhận biết những tín hiệu  bên trong cơ thể thế nào là Đói Thế nào là No.

 

Khi trẻ bước sang tháng thứ 6 là giai đoạn chúng ta bắt đầu cho trẻ làm ăn với thức ăn đặc hơn sữa mẹ để ăn kèm, bổ sung chất dinh dưỡng thiếu hụt giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện.

 

Các chuyên gia nhi khoa khuyên các bố mẹ cho trẻ nhũ nhi làm quen dần dần với thức ăn đặc như bột, sau đó thêm thức ăn nghiền, hoa quả và các loại rau của quả say nhỏ khác vào khẩu phần ăn của các con. Thường thì đến khoảng mười tháng tuổi, nhiều trẻ đã quen với thức ăn nghiền nấu đặc có thêm thức ăn băm nhuyễn. Nhưng có một số trẻ thì rất khó khăn trong việc thích nghi với những trải nghiệm mới này làm cho các Cha Mẹ hết sức đau đầu và lúng túng.

 

Tìm hiểu và tìm phương pháp để giúp con làm quan và ăn được các loại thức ăn đặc ở giai đoạn này là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. nhiều cho mẹ đã áp dụng phương pháp mỗi lần cho trẻ tập ăn một loại thức ăn mớ. Sau đó, chờ vài hôm rồi lại tiếp tục cho trẻ làm quen với một loại thức ăn mới khác. Làm như vậy Cha mẹ vừa quan sát, theo dõi được những phản ứng của con Thích hay không thích món ăn đó, Dị ứng với thức ăn mới hay không dị ứng với thức ăn mới. Quan trọng nhất là giúp trẻ quen với vị của loại thực phẩm mới mà không gây sốc cho trẻ.

 

Nhiều trẻ nhũ nhi rất thận trọng với mùi vị mới, độ thô mịn mới của thức ăn ngay lần đầu tiên tiếp xúc chúng có thể không thích vài loại thức ăn nghiền nào đó và chúng nhất quyết không chịu ăn thêm một thìa nào nữa, nhưng lần thứ hai vẫn là món ăn đó chúng lại rất hào hứng ăn thử món ăn mới này và dần dần quen với món ăn mới rồi thích món ăn mới. Các Bố Mẹ phải thật sự hết sức kiên trì cho tới khi các trẻ bắt đầu thích ăn một vài món ăn mới. Việc này có thể mất tới cả tháng trời nhưng khi đạt được kết quả thì thật xứng đáng với những gì bố mẹ phải bỏ ra.

 

Bên cạnh đó, có nhiều trẻ cực kì khó tính và mẫn cảm với các loại thực phẩm mới từ vị, mùi, Độ thô mịn, nhiệt độ món ăn và tiêu cực có những trường hợp chúng phản ứng ác cảm phản ứng mạnh mẽ với những món ăn đó ngay từ lần thử đầu tiên. Khi đó nếu chúng ta đưa thìa thức ăn đầu tiên tới gần miệng chúng mà Bé nhăn nhó, quay mặt đi, gào khóc bạn không nên ép bé và nên thử vào lần khác. Với liều lượng ít hơn, nhiệt độ thấp hơn hoặc xay mịn hơn vv.v… và ngay sau đó là thay bằng món ăn mà trẻ thích trong bữa ăn đó. Đồng thời bạn dần dần thay lượng thức ăn mới tăng dần lên kèm với lượng thức ăn quen thuộc của trẻ cho tới khi trẻ chấp nhận món ăn một cách vui vẻ, thích thú.

 

Trường Hợp Bé của Bạn phun thức ăn, ọe, nôn ói ra ngay trong bữa ăn hoặc ngay khi ăn miếng đầu tiên thì chúng tôi khuyên bạn nên bỏ món ăn đó đi, không được ép trẻ ăn món ăn đó khi cơ thể chúng phản ứng dữ dội với thực phẩm đó có nghĩa là nó không phù hợp với trẻ. Nếu Các bạn có tình ép trẻ ăn sẽ lãnh hậu quả rất tiêu cực. Chúng có thể hình thành ký ức về cảm giác sợ hãi, ác cảm, chúng sẽ sợ mỗi khi nhìn thấy loại thức ăn đó hoặc loại thức ăn có mùi vị, màu sắc tương tự thế chúng cũng sợ hãi bỏ không bao giờ chịu ăn. Thật là một cảm giác đáng sợ của trẻ.

 

Một vài trẻ đặc biệt nhạy cảm với độ thô mịn của thức ăn, đôi khi có những trẻ phản ứng rất gay gắt đối với loại thức ăn có độ thô mịn mà không phù hợp với sở thích của chúng. Có thể ọe, nôn, trớ, phun, nhổ về… Bản thân Tôi đã chứng kiến chính con gái mình đã gặp rối loạn về nuôi ăn khởi đầu từ việc tập ăn những món lổn nhổn này và Tôi khuyên bạn Nếu Bé nhà bạn có bất kỳ phản ứng ác cảm nào như phun, nhỏ, ọe, ói, nôn bạn nên bỏ ngay món ăn đó luôn và tiếp tục cho trẻ ăn món ăn mà trẻ thích.

 

Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn

Xem Thêm: Tại Sao Nên Giúp Trẻ Tự Ăn ==>> Tại Đây


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.