Cách Giúp Trẻ Biếng Ăn Từ 6 Tháng Đến 3 Tuổi Thoát Khỏi Ác Cảm Với Thức Ăn (Phần 1)

Rate this post

Cách Bố Mẹ Giúp Trẻ Từ 6 Tháng Đến 3 Tuổi Thoát Khỏi Ác Cảm Với Thức Ăn

 

Trong Năm Đầu Đời

  • Ngày từ đầu các bà mẹ có thể giúp con bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh trong lúc có bầu và khi cho con bú, để con được tiếp xúc với nhiều vị khác nhau. Trẻ sơ sinh sẽ dễ chấp nhận vị của một thức ăn mới hơn, nếu chúng từng biết qua vị này trong sữa mẹ.

 

  • Khi tập cho trẻ ăn đặc thường vào khoảng 6 tháng tuổi bố mẹ cần tập từ từ đặc biệt nếu thấy trẻ nhăn mặt khi lần đầu thử món mới tốt nhất là ngừng lại cho trẻ ăn sang món trẻ thích. Ngày hôm sau, mẹ có thể cho trẻ thử món kia lại lần nữa, lặp lại quy trình này cho tới khi trẻ dung nạp được thức ăn mới mà không nhăn mặt.

 

  • Có thể phải mất năm tới mười lần tiếp xúc trẻ mới thích được một món ăn mới. Tuy nhiên, nếu trẻ muốn phun, sặc, trớ, nôn một món nào đó, bố mẹ cần giữ cho trẻ bình thản, đừng cho ăn loại thức ăn nghiền đó nữa, nếu không sẽ làm trầm trọng thêm việc tẩy chay, không chỉ với món ăn đó mà với cả những món ăn khác.

 

  • Khoảng 9 tháng tuổi trẻ thường được cho ăn thức ăn nghiền có trộn các thứ lợn cợn trong đó. Trẻ nào nhạy cảm cao với cảm giác thức ăn gây ra trong miệng sẽ có phản ứng mạnh với những món ăn hỗn hợp này. Chúng có thể sặc rồi ói, nôn trớ khi thử lần đầu và hậu quả là chúng từ chối mọi loại thức ăn dặm. Nếu trẻ có vấn đề với loại thức ăn có kết cấu hỗn hợp này, tôi đề nghị bỏ qua giai đoạn thức ăn nghiền lợn cợn, đi thẳng từ thức ăn nghiền miện sang món bốc tay.

 

  • Đến 9 tháng tuổi trẻ biết nhón tức biết giữ những vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ thay vì dùng cả bàn tay. Đây là thời điểm tốt để cho trẻ ngồi vào ghế ăn, phát thêm vài mẩu nhỏ thức ăn bốc tay dễ tan trong miệng. Mải tập tự ăn, trẻ sẽ ít tập trung vào vị của món ăn và thấy thích đồ ăn hơn.

 

  • Đây cũng là tuổi mà việc làm mẫu của bố mẹ trở nên quan trọng. Bố mẹ có thể ăn cùng loại thức ăn dọn cho trẻ, cho trẻ thấy mình nhai, mình thưởng thức món ăn ấy như thế nào. Một lần nữa nếu trẻ muốn sặc và ói nôn trớ khi lần đầu được thử đồ ăn bố mẹ phải giữ bình tĩnh ghi nhớ thầm trong đầu thôi và không dọn món đó ra nữa.

 

  • Đây là giai đoạn mẹ có thể phát cho trẻ một cái thìa thứ hai, cho ít bột vào cái đĩa có gắn đồ hít bên dưới giúp bám chặt vào bàn để trẻ có thể tự ăn. Khuyến khích tự ăn và để đôi bàn tay nhỏ bé lấm lem đồ ăn mà không cần chùi thường xuyên là một cách rất hay giữ cho trẻ được bận rộn mà không quá tập trung vào vị các món ăn. Khi bị cuốn hút vào việc tự ăn trẻ sẽ ít để ý những khác biệt nho nhỏ trong vị, trong kết cấu của món ăn và các trẻ sẽ vượt qua được cảm giác khó chịu vì thức ăn ướt dính trên tay hay trên mặt.

 

Ở Tuổi Tập Đi

  • Trong  Tuổi tập đi những thách thức mới sẽ nảy sinh khi trẻ được tập ăn các món khác nhau mà cha mẹ ăn. Trong suốt giai đoạn phát triển này trẻ nhỏ muốn kiểm soát và chỉ muốn làm ngược lại những điều bố mẹ muốn chúng làm. Từ ưu thích của bọn trẻ này là Không và khi được dọn ra một món chúng có xu hướng từ chối món đó. Đây là tuổi rất dễ rơi vào những trận chiến quanh đồ ăn là cái tuổi mà những khó khăn về nuôi ăn cũng tăng lên. Nhưng có một số điều quan trọng mà bố mẹ có thể làm để đi qua được giai đoạn phát triển khó khăn này với một trẻ ác cảm về thức ăn . Nếu trẻ có phản ứng ác cảm với một món ăn như phun ra hay ói ra khi lần đầu tiên tiếp xúc với món đó bố mẹ đừng nên dọn món đó ra cho trẻ lần nào nữa.

 

  • Bố mẹ chỉ nên dọn ra những món mà trẻ không gặp khó khăn khi ăn. Tuy nhiên, trẻ nên được ăn chung cùng bố mẹ và bố mẹ phải ăn làm mẫu nhiều loại thức ăn thông thường mình vẫn ăn. Trẻ nên có bát riêng dụng cụ ăn riêng và được dọn những món mà trong quá khứ trẻ ăn được dễ dàng. Nếu trẻ từ chối bất kỳ món nào trong số các món của bố mẹ, bố mẹ không nên bàn tới món đó nữa và đừng dọn món đó cho bé nữa. Không gì thách thức hơn cho một trẻ ở tuổi tập đi là nhìn thấy bố mẹ hay anh chị mình thưởng thức cái món mình không có.

 

  • Khi một trẻ ở tuổi tập đi hỏi xin bố mẹ ít thức ăn của người lớn, bố mẹ chớ nên nhảy cẫng lên vì vui chi nên nói với trẻ Đây là thức ăn của bố mẹ, nhưng con có thể ăn một chút. Khi được múc cho một ít trẻ có thể nếm và xem thử mình có thích rồi xin thêm hay không. Quan trọng là bố mẹ phải giữ bình tĩnh, không trở nên quá vui nếu con xin thêm một ít, hoặc thất vọng nếu còn phun thức ăn ra. Nếu Bố mẹ bình tĩnh trẻ sẽ muốn ăn thử thức ăn mới và muốn ăn thêm nhiều món khác nhau.

 

  • Do đó, tuổi tập đi được nhìn bố mẹ ăn mẫu và được đề xuất thử các món mới là việc làm rất có ích vừa giúp tránh mâu thuẫn vừa cho phép trẻ quen với các loại thức ăn mới những thức ăn mà lúc đầu ăn không thấy ngon cho lắm ở một nhịp độ mà trẻ dung nạp được. Việc này cũng giữ cho trẻ ngồi yên tại bàn, giúp trẻ học chịu đựng việc nhìn món mình không thích ngửi những món mình hãy tránh khi vẫn ngồi ăn một mình ở một cái bàn con.

 

  • Khi trẻ có những khó khăn trong nuôi ăn các phụ huynh thường quá lo lắng đến nỗi dành quá nhiều thời gian vào việc cho con ăn. Chúng ta thường để trẻ ăn riêng, tách khỏi gia đình và cho trẻ ăn trở thành một việc chán ngán. Bản thân bố mẹ thì phải đợi con đi ngủ mới ăn thành ra lịch ăn uống của cả bố mẹ lẫn con đều hỏng cả. Trong khi quan trọng nhất ngay từ những năm đầu đời là thiết lập cho được một lịch ăn điều độ với những bữa ăn gia đình có trẻ con ăn cùng cha mẹ.

 

Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn

Cố Vấn Đào Tạo Của Anlux.vn

 

Xem Tiếp: Cách Bố Mẹ Giúp Trẻ Từ 6 Tháng Đến 3 Tuổi Thoát Khỏi Ác Cảm Với Thức Ăn ( Phần 2 ) === >>> Tại Đây

 


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.