Cách Bố Mẹ Giúp Trẻ Từ 4 Tuổi Đến 7 Tuổi Thoát Khỏi Ác Cảm Với Thức Ăn (Phần 2)
Ở Tuổi Mẫu Giáo
Mục lục nội dung
Khi trẻ được khoảng 4 tuổi trẻ bắt đầu thích chọn thức ăn. Ở trường một số trẻ sẽ bắt chước theo cách ăn của chúng bạn nhưng một số trẻ lại lo âu khi cô giáo và bảo mẫu dọn ra những món mà chúng chưa ăn bao giờ. Chúng Tôi từng thấy một bé gái khóc nức nở từ trường mẫu giáo về nhà đòi mai không đi học nữa. Khi bố mẹ dỗ được bé nín họ phát hiện bé quá sợ không ăn nổi món mà cô dọn ra cho cả lớp. Bé không chịu tới lớp nữa vì sợ cô lại bắt ăn cái thứ bé không muốn ăn.
Tùy theo tình huống bố mẹ rất nên cho bảo mẫu biết những vấn đề đặc biệt trong ăn uống của con mình. Nên mang đồ ăn từ nhà đi để trẻ không bị đói nếu lỡ không ăn được thức ăn ở lớp. Cũng nên dặn các cô bảo mẫu là cứ cho trẻ thức ăn mới nhưng các cô nên bình tĩnh đừng ép trẻ phải ăn. Nếu căng thẳng, lo âu trẻ sẽ không ăn ngay cả khi đó là thức ăn chúng thích.
Ở nhà bố mẹ cần tiếp tục duy trì các bữa ăn gia đình và ăn làm mẫu cho trẻ nhiều món khác nhau. Ở tuổi này bố mẹ cũng có thể tập cho trẻ ngửi và xem việc chuẩn bị các món ăn bằng cách để trẻ quan sát và tham gia vào nấu ăn dọn bàn vv.. Sắp xếp thức ăn thật hấp dẫn trên đĩa cũng làm cho trẻ cảm thấy ngon miệng hơn
Tùy theo tâm sinh lý của trẻ bố mẹ có thể đặt một mẩu nhỏ thức ăn mới vào bát mà không cần nói gì cả, không đề nghị trẻ ăn thử. Vài lần đầu, trẻ có thể không động vào nhưng cuối cùng sẽ bị cám dỗ bỏ vào miệng. Một lần nữa tốt nhất là cha mẹ đừng có làm trẻ ngộp bằng những lời khen chỉ cần bình thường bình luận bằng một giọng điệu tích cực: con đã thử rồi đấy rất tốt.
Bố mẹ cũng nên chuẩn bị tinh thần trẻ có thể có phản ứng ác cảm với thức ăn mới khi đó nên cho trẻ nhè thức ăn vào khăn giấy. Quan trọng là giữ cho bình thản và biết thông cảm nếu trẻ sặc hay ói nôn trớ ra vì ăn món mới. Chuyển sang món mới món mà trẻ không gặp khó khăn khi ăn. Làm cách này sẽ giảm thiểu được tác hại của phản ứng ác cảm trên đứa trẻ.
Tuy nhiên nếu trẻ phản đối ngay khi được cho một ít thức ăn mới lên đĩa bố mẹ không nên tiếp tục dùng kỹ thuật trên sẽ khiến những bữa ăn thành xung đột và làm mọi chuyện tệ hơn. Thay vào đó, bố mẹ chỉ nên dọn tiếp những món ăn mà trẻ thích không phản đối và chờ cho đến khi nào trẻ sẵn sàng thử món gì đó mới. Có khi phải nấu những bữa đặc biệt cho trẻ trong khi cả nhà ăn những bữa thông thường. Điều này có thể khiến gia đình mâu thuẫn với một số thành viên khác cho rằng một đứa trẻ đang bị làm hư chỉ vì nó dị ứng với vài món ăn và người ta không dọn những món đó cho nó nữa. Ác cảm với thức ăn thì cũng không khác mấy so với dị ứng, đừng lẫn lộn với hành vi kén chọn của những trẻ muốn thay đổi sở thích ăn để giành quyền kiểm soát với cha mẹ.
Ở Tuổi Đi Học
Khi được khoảng 7 tuổi hoặc lớn hơn, trẻ trở nên ý thức rất rõ về những khó khăn của mình trong việc ăn một vài món nào đó và chúng bắt đầu phải trải qua những hạn chế về giao tiếp xã hội. Một vài trẻ đối phó bằng cách tránh xa không muốn dự tiệc sinh nhật hoặc ngủ lại nhà bạn, không chịu đi cắm trại qua đêm. Những trẻ bạo dạn hơn sẽ dặn mẹ của bạn rằng chúng chỉ ăn được món này hay món kia hoặc nhờ mẹ nói điều đó với mẹ bạn.
Nhìn chung ở tuổi này, trẻ bị thôi thúc muốn thử các món mới hơn nhưng chúng phải đánh vật với nỗi sợ không biết điều gì sẽ xảy ra nếu bỏ vào miệng một mẩu thức ăn mới. Một số trẻ nói chúng nghĩ thức ăn sẽ có vị rất kinh, đến nỗi sẽ phải phun ra hoặc sặc hoặc mắc nghẹn. Vài trẻ còn nhớ lại những trải nghiệm kinh khủng trong quá khứ, khi bị sặc hoặc bị ói nhưng đa phần không hiểu được vì sao chúng có nỗi sợ này vì lúc có các phản ứng ác cảm với vài loại thức ăn chúng còn quá bé chỉ đang ở độ tuổi nhũ nhi hoặc đang tập đi.
Một số phương pháp giúp trẻ vượt qua ác cảm với thức ăn
Thứ Nhất, Chúng tôi giải thích với bố mẹ và trẻ rằng những người thuộc nhóm siêu nếm là những người có nhiều chồi vị giác trên lưỡi hơn người khác, kết quả là họ có trải nghiệm về vị giác, về độ mịn thô của một số thức ăn mạnh hơn người khác. Trải nghiệm này mạnh đến nỗi có thể họ không chịu nổi và phải phun thức ăn ra ngay.
Thứ Hai, yếu tố di truyền bố mẹ ông bà từng không ăn được món này món nọ khi còn trẻ, nhưng rồi lớn lên họ đã học ăn được các món đó. Chúng tôi thấy bọn trẻ dường như nhẹ cả người khi biết được lý do vì sao chúng lại gặp khó khăn đến thế đối với một số món và rằng không phải chúng tệ, không phải chúng hư. Chúng tôi cũng chỉ ra cho trẻ rằng có quá nhiều chồi vị giác trên lưỡi sẽ rất có lợi khi trẻ lớn lên vì sau này trẻ có thể trở thành chuyên gia nếm rượu vang hay sô cô la.
Thứ Ba, Nỗi sợ thử thức ăn mới. Trẻ có thể thấy một số món trước kia mình vẫn tránh hóa ra có vị khá ngon, trong khi đó vài món khác có thể lại rất chán khi bỏ vào miệng đến nỗi phải phun ra hết. Chúng tôi nói với trẻ nếu có món nào vị kinh quá ăn thấy ghê quá đến nỗi phải nhổ ra thì trẻ cứ việc nhổ ra đừng ăn món đó nữa chuyển sang món khác. Tôi cũng giải thích với trẻ rằng một số món có thể lúc đầu vị không ngon lắm nhưng các chồi vị giác sẽ từ từ quen với chúng và sau năm tới mười lần thử trẻ sẽ có thể mỗi lần ăn thêm một chút
Thứ Tư: Chúng Tôi Chia sẻ với trẻ rằng cần phải có can đảm để làm một việc gì đó vẫn khiến ta sợ hãi, như thử thức ăn mới chẳng hạn. Kết quả là, cứ mỗi miếng ăn thử trẻ lại kiếm thêm điểm can đảm. Khi đã có được 10 điểm can đảm trẻ sẽ được một phần thưởng nho nhỏ và khi đạt 50 điểm trẻ sẽ có phần thưởng lớn hơn. Hầu hết trẻ em đều có thể ăn được thức ăn mới không khó khăn gì một khi đã kiếm được 50 điểm can đảm. Tuy nhiên, Tôi nhớ một cậu bé đang tập ăn gà viên nói với Tôi là cậu cần thêm can đảm để ăn món này và cậu cứ thế đi tiếp tới khi kiếm được 100 điểm thì cũng là lúc thấy thoải mái với món ăn.
Thứ Năm: Khuyến Khích Trẻ Giúp Đỡ Cha Mẹ. bảo trẻ làm danh sách những thức ăn mà trẻ muốn học ăn. Bảng danh sách được đánh số từ 1 đến 10 cho từng món. Cấp độ sợ tăng dần từ 1 đến 10. Và rồi Trẻ bắt đầu với một món với số nhỏ nhất, ít đáng sợ nhất từ từ đi dần lên từng món một đến món đáng sợ nhất. Chúng tôi khuyên các trẻ nên ăn thử món cần ăn mỗi ngày một hay nhiều miếng trước bữa ăn chính, với Bố mẹ làm huấn luyện viên. Chuẩn bị thức ăn và giúp cho con ăn được bao nhiêu thì ăn.
Nhiều trẻ ban đầu chỉ ăn được một miếng nhưng gặp được thức ăn có vị thực sự ngon chúng lại ăn nhiều hơn. Đôi khi thức ăn mới có thể trở nên đáng ghét và bọn trẻ có thể ọe, nôn trớ ra khi đó chúng nên dừng món đó ngay. Chúng tôi vẫn nhớ có một bé gái rất muốn học ăn táo nhưng suốt 8 ngày mỗi lần thử là một lần ọe nôn trớ vậy mà bé không bỏ cuộc. Bé xoay sở để đạt được 50 điểm can đảm cũng là lúc bé nhận ra táo không đáng để phải can đảm đến thế và bé sẽ không ăn quả táo nào nữa.
Kết luận, Trẻ ở tuổi đi học thường thích mở rộng thực đơn và với sự hướng dẫn để từ từ tiếp xúc với món mới cộng thêm cách sử dụng lòng can đảm các bé sẽ vượt lên được nỗi sợ để thử các món mới và mở rộng danh sách các món khác nhau có thể ăn.
Biên tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn
Cố Vấn Đào Tạo Của Anlux.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...