Là Vợ Chồng chúng ta nên trao đổi, thống nhất với nhau để đưa ra những quyết định cho mọi việc lớn nhỏ trong gia đình
Vợ Chồng Cùng Nhau Quyết Định Mọi Việc
Mục lục nội dung
- 1 Vợ Chồng Cùng Nhau Quyết Định Mọi Việc
- 2 Một Số Gợi Ý Giúp 2 Vợ Chồng Có Thể Cùng Đưa Ra Quyết Định
- 3 Cùng Nhau Làm Việc Nhà và Chăm Con
- 4 Những Hậu Quả Khi Chồng Không Phụ Giúp Vợ
- 5 Một Số Lời Khuyên Giúp Bạn Nói Chuyện Với Chồng Về Việc Nhà
- 6 Thống Nhất Vấn Đề Chăm Sóc Con Cái Giữa 2 Vợ Chồng
- 7 Một Số Việc Vợ Nên Làm
Là vợ chồng chúng ta nên trao đổi, thống nhất với nhau để đưa ra những quyết định cho mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Có rất nhiều gia đình phần lớn mọi việc do Chồng quyết định hoặc có gia đình thì phần lớn mọi việc do Vợ quyết định người còn lại chỉ biết thực thi theo và ít khi tham gia ý kiến. Đó là biểu hiện của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và thiếu gắn kết. Nó thể hiện sự thiếu gắn kết, thiếu công bằng về trọng lượng lời nói, vị thế của nhau trong hôn nhân.
Để hôn nhân của chúng ta bền vững và hạnh phúc viên mãn một nguyên tắc cần phải được tuân thủ nghiêm đó là mọi việc quan trọng trong gia đình phải được cả hai vợ chồng bàn bạc, trao đổi, thảo luận, nêu ý kiến đóng góp và cùng nhau đưa ra quyết định cuối cùng.
Để làm được điều này thì vợ chồng cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc cùng nhau đưa ra các quyết định trong gia đình. Cả hai đều phải dành thời gian, nỗ lực, lắng nghe, quan tâm, quan sát, để ý, tổng kết ý kiến, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người kia mọi việc chỉ trọn vẹn khi có sự thấu hiểu thông cảm từ cả vợ và chồng. Đưa ra những quyết định chung của cả hai vợ chồng góp phần quan trọng vào sự hạnh phúc bền vững của gia đình, gắn kết tình cảm, trách nhiệm giữa vợ với chồng với mái ấm gia đình chung của cả hai.
Một Số Gợi Ý Giúp 2 Vợ Chồng Có Thể Cùng Đưa Ra Quyết Định
- Tìm ra mục tiêu chung của việc cần đưa ra quyết định
- Cùng nhau nỗ lực tìm kiếm thông tin, dữ liệu, dữ kiện liên quan tới vấn đề đó và chia sẻ cho nhau
- Tham khảo ý kiến từ bạn bè, gia đình, người thân, đồng nghiệp thậm chí là các nhà chuyên môn nếu vấn đề cần thiết
- Nhìn khái quát về các phương án lựa chọn có sẵn, không tập trung vào chỉ một lựa chọn duy nhất nào đó.
- Không vội vã, phải bình tĩnh, không hối thúc nhau trong việc đưa ra quyết định nhưng phải có thời gian hoàn thành cụ thể giới hạn.
- Cả hai phải chắc chắn là mình có thể sống, tồn tại, đồng hành với quyết định đó
- Cả hai phải đảm bảo có trách nhiệm với quyết định chung đó, không đổ lỗ, không đổ thừa cho nhau trong mọi trường hợp, cùng nhau chịu trách nhiệm
- Sau một thời gian thì cùng nhau xem lại vấn đề, xem hiệu quả của quyết định, cập nhật tình hình thực tế cùng xem xét bàn bạc và có thể bổ sung, thay đổi quyết định cho phù hợp với thực tiễn đang diễn ra.
Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, vợ chồng bình đẳng vì vậy khi cả hai vợ chồng cùng chia sẻ vấn đề khó khăn hay thuận lợi, 2 vợ chồng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, cùng nhau quyết định mọi việc lớn nhỏ trong nhà sẽ không ai bị đổi lỗi vì đưa ra quyết định sai hoặc không ai có quyền tự hào thích thú với những lời tán dương, khen thưởng vì một mình đưa ra quyết định sáng suốt. chúng ta cùng nhau hưởng thụ những cảm giác tuyệt vời đó, hạnh phúc đó, nỗi buồn đó vv…
Trong đời sống vợ chồng, sự tôn trọng, sự đồng cam cộng khổ là quan trọng nhất. Khi một trong hai vợ chồng cảm thấy mình không được xem trọng ý kiến của mình không được quan tâm đặc biệt là trong những chuyện lớn thì sức mạnh của mối quan hệ , sự gắn kết của tình cảm vợ chồng có thể bị suy giảm một cách đáng kể.
Cùng Nhau Làm Việc Nhà và Chăm Con
Quan Điểm Việc Nhà và Chăm Con là của Phụ Nữ đã trở thành lỗi thời và không còn phù hợp với thời đại. Ngày nay Đàn Ông và Phụ Nữ đều bình đẳng. Phụ nữ vừa làm vợ vừa làm mẹ vừa phải đi làm xây dựng kinh tế gia đình. Những thiên chức của Phụ Nữ là người Nấu Nướng Chăm Sóc Con Cái điều này đã làm cho mọi người lầm tưởng đó là việc của riêng phụ nữ.
Thật sai lầm khi người vợ, người phụ nữ trong nhà làm tất cả mọi việc sau 8 tiếng làm việc vất vả rồi để chồng ngồi chơi xơi nước, xem tivi, chơi điện tử vv….
Những Hậu Quả Khi Chồng Không Phụ Giúp Vợ
- Thứ nhất: Tạo thói quen xấu cho Chồng Ỷ lại, Lười Biếng, Thiếu Trách Nhiệm.
- Thứ hai: Người Vợ, Người Phụ nữ tự biến mình thành người giúp việc trong nhà
- Thứ ba: Người vợ, người phụ nữ không có thời gian dành cho bản thân làm đẹp, học tập, rèn luyện thể lực vv….
- Thứ tư: Ảnh hưởng nghiêm trọng tới tìm cảm vợ chồng, thiếu sự chia sẻ, thiếu tinh thần sẻ chia trách nhiệm
- Thứ năm: Ảnh hưởng tới tình cảm giữa con cái với Bố vì chúng thiếu sự quan tâm, chăm sóc của Bố.
- vvv…….
Tôi cũng là một người đàn ông và Tôi biết hầu hết các Ông Chồng sẽ vui vẻ làm việc nhà và chăm sóc con cái nếu được yêu cầu, đề nghị một cách không khéo, tôn trọng của người vợ. Và họ sẽ làm việc nhiệt tình, vui vẻ phấn khích khi có được những lời khen ngợi đúng mực. Ngược lại sai lầm của mấy bà vợ là hay chê bai, so sánh, phê bình bắt lỗi làm cho Chồng tự ái và khó chịu không muốn giúp đỡ việc gì cả.
Ở nhà Tôi là Bố có nhiệm vụ Cho con đi học, Tắm rửa cho con, Phụ giúp vợ nấu nước, dọn dẹp đồ đạc nhà của vv….. còn vợ Tôi thì nấu nướng, giặt giũ, lau nhà cửa, đôn đốc con cái học hàng vv…. Vợ chồng Tôi cùng nhau làm việc nhà và cùng nhau chăm sóc con cái ….
Một Số Lời Khuyên Giúp Bạn Nói Chuyện Với Chồng Về Việc Nhà
Để được như vậy chúng ta cần phải nói chuyện, chia sẻ với vợ/chồng mình về những việc thường ngày, yêu cầu, đề nghị, động viên, nhờ sự giúp đỡ của chồng/vợ. luôn dành những lời khen ngợi phù hợp, khích lệ kịp thời để cho việc giúp đỡ vợ con chăm lo việc nhà chăm lo con cái trở thành thói quan của các ông chồng và rồi họ sẽ tự làm những việc họ thích làm….
- Yêu cầu Chồng giúp một cách yêu thường và tôn trọng. Hãy rõ ràng chi tiết về việc bạn muốn hoặc cần chồng giúp đỡ. Tránh những câu chỉ trích, phê bình như A thật lười biếng, A thật hậu đậu vv…
- Hãy để Chồng có ý kiến và tạo cơ hội cho 2 vợ chồng có những cuộc nói chuyện cởi mở, chân thành, tình cảm về việc nhà và những chuyện khác liên quan trong nhà. Bạn phải bình tĩnh, lắng nghe, quan sát thái độ của Chồng ngay cả khi bạn không đồng ý với chồng mình.
- Làm Nó mang tính cá nhân hơn, Tỏ ra thân thiện, động viên anh ấy và bày tỏ những cử chỉ âu yếm
- Không soi mói, chê bai, chỉ trích chồng dù cho anh ấy làm chưa được đúng lắm hoặc còn bừa bãi chưa gọn gàng, hãy khen ngợi động viên kịp thời để chồng có động lực nỗ lực hoàn thành công việc tốt hơn
- Để làm quen với những yêu cầu mới, những công việc mới thì người chồng phải mất một thời gian do đó các bạn cần xác định rõ tư tưởng đồng hành, và hỗ trợ chồng hoàn thành nhiệm vụ một cách vui vẻ và thoải mái. Hãy từ từ cho anh ấy làm việc nhà đơn giản trước như Rửa bát, quét nhà, dạy con học, chơi với con vv… khi mọi việc trôi chảy có thể nhờ chồng nấu cơm, đi mua sắm cùng mình cho quen vv…
Thống Nhất Vấn Đề Chăm Sóc Con Cái Giữa 2 Vợ Chồng
Một thực trạng được rất nhiều người nghiên cứu và chứng minh đã trở thành phổ biến là những cặp vợ chồng sau khi có em bé sẽ thường rơi vào tình trạng sinh hoạt tình dục bị giảm sút, gián đoạn, sự quan tâm giữa hai vợ chồng giảm đi, cãi vã tăng lên với cường độ ngày càng nhiều.
Nguyên nhân của những sự việc này là gì? Lý do chủ yếu tạo nên tình trạng này là vấn đề vợ chồng không chia sẻ việc chăm sóc con nhỏ cũng như việc việc nhà cửa. Đa số đàn ông thường có suy nghĩ rằng Chông con, chăm sóc con là việc của người mẹ, của phụ nữ. Và thực tế người phụ nữ đa số cũng nghĩ như vậy và họ làm hết mọi việc.
Chồng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ làm việc nhà và chăm sóc con cái việc này không chỉ giúp đỡ vợ gánh vác một phần công việc giảm căng thẳng cho vợ, giúp vợ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp vợ có thời gian làm việc riêng như học tập, tập thể dục, làm đẹp vv… Đồng thời việc giúp đỡ vợ làm cho tình cảm vợ chồng ngày càng đằm thắm hơn, tạo sự gần gũi, cân bằng tình cảm giữa con cái và bố mẹ. Khi được chia sẻ công việc người vợ sẽ rảnh rỗi hơn, được đi ngủ sớm hơn, con cái được chăm sóc tốt hơn, Vợ yêu tâm có thời gian dành riêng cho chồng từ đó việc sinh hoạt tình dục không bị gián đoạn. Thiếu thốn về tình cảm, không đủ số lượng quan hệ tình dục theo nhu cầu cũng làm cho tâm lý căng thẳng dẫn đến tranh cãi, mâu thuẫn, thức giận vô cớ giữa hai vợ chồng.
Một Số Việc Vợ Nên Làm
- Khuyến khích, tạo không gian cho chồng dành nhiều thời gian hơn cho bạn và cho con cái.
- Phân công công việc một cách hợp lý giữa 2 vợ chồng
- Để Chồng tự chăm con, không nên giám sát, chê bai, hay khó chịu với việc làm của chồng dù có nhiều khi anh ý làm chưa chuyên nghiệp chưa đúng ý mình thì thực tế sai sót đó không quá quan trọng và có thể hoàn thiện theo thời gian.
- Ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau và linh hoạt trong việc chăm sóc con cái 2 vợ chồng luôn luôn sẵn sàng hoán đổi công việc cho nhau giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ để cả 2 có thời gian giành cho nhau nhiều hơn mỗi ngày.
- Hãy tưởng tượng mình ở vị trí của vợ/chồng của mình để suy nghĩ, cảm nhận và cư xử đúng mực mỗi khi có những vấn đề phát sinh xảy ra.
Chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng, khi việc nhà được chia sẻ và phân công vợ chồng hỗ trợ lẫn nhau trong mọi việc thì cuộc sống của bạn trở nên thoải mái hơn, có nhiều thời gian hơn cho bản thân và cho đời sống tình cảm vợ chồng. Ngoài ra, khi chúng ta ở trạng thái vui vẻ, hai vợ chồng hạnh phúc thì con cái cũng sẽ hạnh phúc, vui vẻ, hoạt bát, phát triển toàn diện. Mọi thứ đều là của chúng và trách nhiệm nghĩa vụ cũng là của chúng cả gia đình vì vậy khi mọi việc được chia sẻ thì chúng ta thấy cuộc sống vợ chồng, hôn nhân sẽ hạnh phúc, vui vẻ hoan hỉ hơn rất nhiều.
Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng – Anlux.vn
Cố Vấn Đào Tạo Của Anlux.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...