Bí Quyết Để Vợ Chồng Hạnh Phúc ( Phần 2 )

Rate this post

Khi chúng ta đã là Vợ Chồng của nhau thì không có gì là riêng hết, mọi thứ phải là của chúng ta Mọi Thứ kể cả các vấn đề liên quan đến tiền bạc.

 

Vợ Chồng Không Có Cái Gì Riêng Tất Cả Là Của Chúng Ta

Khi chúng ta đã là Vợ Chồng của nhau thì không có gì là riêng hết, mọi thứ phải là của chúng ta Mọi Thứ kể cả các vấn đề liên quan đến tiền bạc.

 

Khi chúng ta quyết định kết hôn với một người nào đó Họ sẽ là Vợ/Chồng của chúng ta tức là từ lúc này hai Người đã trở thành một. Do đó không nên phân chia rạch ròi cái này của Anh cái kia của Em mà chúng ta nên có nhận thức chung là tất cả là của chúng ta. Vợ Chồng phải là một mọi thứ từ vật chất lẫn tinh thần đều là của chung. Sau khi kết hôn thì theo Tôi với kinh nghiệm 12 năm chung sống hạnh phúc cùng vợ mình và giờ có 2 đứa con kháu khỉnh thì tất cả tài sản vật chất và tinh thần do vợ hay chồng làm ra đều là của chung hết và không có sự phân định rạch ròi. Đặc biệt “ Tiền Bạc “ luôn là vấn đề tế nhị khó nói với một số người, ngại nhắc tới, không muốn chung đụng về vấn đề tài chính với Vợ/Chồng của mình.

 

( lưu ý có những tài sản do bố mẹ để lại trước hôn nhân theo nguyện vọng của bố mẹ để cho con làm tài sản riêng thì chúng ta phải thống nhất và làm giấy tờ pháp lý phù hợp ngay từ đầu trước khi kết hôn để tránh tình trạng khó xử về sau ).

 

Một Số Việc Nên Làm Để Để Vợ Chồng Chung Lưng Đấu Cật

 

Thể hiện thái độ của chúng ta về tiền bạc: Chúng ta phải biết rõ đối phương của mình có quan niệm thế nào về chi tiêu. Hai Vợ Chồng cần phải hiểu nhau và tránh xung đột, xích mích có thể xảy ra.

 

Không giấu giếm nhau về bất kỳ thông tin liên quan đến thu nhập, tài khoản tiết kiệm, tài sản vv…. Từ đó chúng ta sẽ có thể kiểm soát, nắm bắt, điều chỉnh tình hình tài chính của gia đình mình đang ở tình trạng như thế nào và cùng nhau có phương án chi tiêu, điều chỉnh chi tiêu thích hợp đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình.

 

Chia Sẻ Thói Quen Chi Tiêu của Bản Thân: Chia sẻ các thói quen chi tiêu, mua sắm, thói quen tiết kiệm tiền bạc của bản thân mình để Vợ/Chồng mình biết để cùng chia sẻ với nhau về những thói quen và có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với cuộc sống hiện sau kết hôn mà không bị sốc. Những điều này dường như là bình thường nhưng có thể vợ/chồng bạn không hề để ý và không biết nhưng nó lại rất quan trọng trong cuộc sống gia đình. Bạn không thể ở với một người vợ/chồng tiêu Tiền như lá đa, mua sắm không biết xót Tiền, ăn chơi nhảy múa đốt tiền trong khi bạn là một người tiết kiệm, tính toán trong chi tiêu. Cuộc sống sẽ rất bất ổn khi chúng ta là vợ chồng mà không có tiếng nói chung về quản lý tài chính gia đình.

 

Lập ra kế hoạch tài chính dài hạn cho gia đình trong khoảng thời gian 5 năm. Khi cả 2 vợ chồng có cùng chung mục tiêu, có cùng chung kế hoạch tài chính thì hai bên sẽ cùng có ý thức đóng góp chung và cùng nhau nỗ lực để hoàn thành mục tiêu.

 

Khi mọi thứ luôn là của chúng ta, là của chung chúng ta sẽ thấy tình cảm vợ chồng sẽ gắn kết hơn và mối quan hệ vợ chồng rất gắn bó thậm chí là không có khoảng cách. Mọi thứ từ vật chất lẫn tinh thần đặc biệt là Tiền Bạc đều là của chúng ta sẽ làm cho cuộc sống gia đình thêm đầm ấm, vui vẻ, đoàn kết, gắn bó hơn rất nhiều.

 

Nếu 2 vợ chồng không có cái gì chung thì chúng ta sẽ dần dần cảm thấy nhưng chúng ta đang sống ở hai thế giới khác nhau, mỗi người có một thế giới riêng, mỗi người có một khoảng trời riêng của mình thích thì đến không thích thì đi không có điều gì ràng buộc với nhau. Không chỉ tài chính mà cả trong những vấn đề khác nữa trong cuộc sống gia đình như chuyện gia đình chồng, gia đình vợ, anh em họ hàng vợ/chồng tất cả đều có thể là nguyên nhân gây ra xung đột giữa hai vợ chồng.

 

Để có cuộc sống gia đình hạnh phúc thì tất cả các vấn đề trên đều phải là vấn đề của chung, vấn đề của chúng ta phải cùng nhau đối mặt và giải quyết cùng nhau..

 

Tuyệt Đối Thành Thật Với Vợ/Chồng

 

Chắc chắn bất cứ ai cũng có một lần nói dối vợ/chồng của mình. Tùy vào từng trường hợp mà lời nói dối đó có nghiêm trọng hay không và có làm người nói dối cảm thấy áy náy hay không. Bản thân chính Tôi cũng không ngoại lệ đôi khi Tôi còn cảm thấy nói dối một chút có sao đâu. Nhưng từ khi quen biết vợ tôi bây giờ Tôi đã thay đổi quan điểm: Nói dối dù chỉ là những việc nhỏ cũng không tốt cho mối quan hệ của vợ/chồng vì nó sẽ tạo ra một thói quen nói dối một cách vô thức, và điều này cực kì là nguy hiểm

 

Sự Thành thật sẽ tạo nên niềm tin tuyệt đối vào nhau. Chúng ta là vợ chồng cần phải thành thật với nhau trong mọi chuyện. Khi mà chúng ta đã có thói quen thành thật thì chúng ta không thể nói dối bạn đời của mình được. Nếu không may nói dối thì chúng ta sẽ cảm thấy rất áy náy và có lỗi. Vợ chồng bạn đang rất tin tưởng và nhau rồi đột nhiên 1 ngày nào đó bạn phát hiện ra vợ/chồng của mình nói dối chúng ta sẽ như sụp đổ và không thể tin vợ/chồng bạn nữa có thể bị tổn thương nghiêm trọng…

 

Sự thành thật luôn được đánh giá cao trong mọi trường hợp. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì có một người vợ không bao giờ nói dối Tôi dù chỉ một lời. Trong đời sống vợ chồng thì thành thật là một cách thể hiện niềm tin và tình yêu giữa 2 vợ chồng vì vậy đây là một điều cần thiết và là một món ăn thiết yếu không thể thiếu trong tình cảm vợ chồng.

 

Sự thành thật có nhiều cấp độ khác nhau và trong một vài trường hợp nhất định thì mức độ thành thật của Chúng ta hơi thấp nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Chúng ta hãy cố gắng thành thật tuyệt đối với vợ/chồng của mình và tế nhị khi cần thiết. Sự thành thật là yếu tố quan trọng nếu bạn muốn có mối quan hệ chân thành và bền vững. Nói dối luôn phải được 2 vợ chồng coi như kẻ thù số một của hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng.

Biên Tập: Nguyễn Viết Thắng Anlux.vn

Cố Vấn Đào Tạo Của Anlux.vn

 


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.