4 Rủi Ro Khi Mua Bán Bất Động Sản Bằng Hợp Đồng Ủy Quyền

Rate this post

4 Rủi Ro Khi Mua Bán Bất Động Sản Bằng Hợp Đồng Ủy Quyền

Hợp đồng ủy quyền mua bán bất động sản là hợp đồng bên bán ủy quyền cho bên mua toàn quyền sở hữu, sử dụng, được quyền bán, cho tặng, thế chấp, cầm cố vv… bất động sản đó. Để thực hiện giao dịch mua bán bất động sản, bên bán và bên mua lập hợp đồng ủy quyền và ra văn phòng công chứng để chứng thực.

Lý Do Sử Dụng Hợp Đồng Ủy Quyền 

  • Thứ nhất: Nhiều người nghĩ rằng do mức độ ủy quyền rất lớn, quyền hạn tương đương như người đứng tên trên sổ đỏ nên tin rằng chỉ cần có hợp đồng ủy quyền công chứng trong tay thì người mua chính là chủ nhà đất.
  • Thứ hai: người dân không muốn nộp thuế, phí khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất nên lập hợp đồng ủy quyền công chứng thay vì hợp đồng mua bán. chuyển nhượng.
  • Thứ ba: do thủ tục làm hợp đồng ủy quyền nhanh chóng, không mất thời gian như thủ tục làm hợp đồng mua bán và đến văn phòng đăng ký đất đai quận huyện đăng ký sang tên, làm sổ đỏ. Nhiều nhà đầu tư lướt sóng ưa thích kiểu này để nhằm mục đích mua nhanh, bán nhanh, kiếm lời nhanh.

Những Rủi Ro của Hợp Đồng Mua Bán Ủy Quyền

  • Rủi Ro 1: Hết Hiệu Lực Hợp Đông

Khi Hết Thời Gian Hiệu Lực Ủy Quyền Ghi Trong Hợp Đồng thì hợp đồng ủy quyền sẽ hết hiệu lực người mua đất sẽ phải chịu thiệt. Khi hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực thì người đứng tên trên sổ đỏ là người bán (bên ủy quyền) vẫn là chủ sở hữu của tài sản. Bên mua ( bên được ủy quyền ) có nguy cơ mất trắng toàn bộ tài sản, không còn quyền sử dụng, định đoạt hay quyền lợi khác từ tài sản đó.

  • Rủi Ro 2: Mất Năng Lực Dân Sự

Trường hợp bên mua ( Bên Nhận Ủy Quyền ) Và Bên Bán ( Bên Ủy Quyền ) mất năng lực dân sự hoặc chết, tâm thần, nghiện ma túy vv… thì hợp đồng ủy quyền đương nhiên chấm dứt và hết hiệu lực.

  • Rủi Ro 3: Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng

Hợp Đồng Ủy Quyền có thể chấm dứt một cách đơn phương. Vào một thời điểm nào đó, người bán thay đổi quyết định hoặc có ý đồ chiếm đoạt tài sản, có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Lúc đó người mua sẽ mất quyền sở hữu nhà đất và mất trắng tài sản.

  • Rủi Ro 4: Kê Biên Tài Sản Do Nợ Nần

Nếu người ủy quyền vay tiền, nợ ngân hàng, nợ thuế vv…. trong trường hợp tòa an kê biên tái sản và bán đấu giá thu tiền trả nợ. Người ủy quyền là người bán vẫn đứng tên trên sổ đỏ, vẫn được ông nhận là chủ nhà đất. Khi đó nhà đất sẽ bị kê biên, người được ủy quyền là người mua sẽ mất trắng tài sản đó.

 

Nguyễn Viết Thắng – CEO Anlux

Https://Anlux.vn

Giàu có hơn – Khỏe mạnh hơn – Hạnh phúc hơn

Hotline: 0834123888


ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ

Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.