Kỹ Năng Đàm Phán Trong Mua Bán Làm Ăn Thì Nó Có Nguyên Tắc Gần Như Nhau vì vậy những chia sẻ này sẽ giúp Chúng Ta có được các kỹ năng tuyệt vời khi đi mua bán mọi thứ. Đi chợ, Mua đồ đạc, mua bất động sản, mua ô tô, mua trang sức vv….
Đặc biệt 10 Kỹ Năng này giúp bạn có thể mua bán được những bất động sản một cách nhanh chóng với giá hời nhất.
Kỹ Năng 1: Thu Thập và Tìm Hiểu Kỹ Càng Thông Tin Trước Đàm Phán
Mục lục nội dung
- 1 Kỹ Năng 1: Thu Thập và Tìm Hiểu Kỹ Càng Thông Tin Trước Đàm Phán
- 2 Kỹ Năng 2: Chọn Người Đàm Phán Phù Hợp
- 3 Kỹ Năng 3: Xác Định Mục Tiêu Đàm Phán
- 4 Kỹ Năng 4: Để Đối Tác Đưa Ra Đề Nghị Trước.
- 5 Ký Năng 5: Hãy Tập Trung Lắng Nghe
- 6 Kỹ Năng 6: Quan Sát, Theo Dõi Tâm Lý, Thái Độ
- 7 Kỹ Năng 7: Tìm Ra Nhược Điểm Để Chê
- 8 Kỹ Năng 8: Chỉ Ra Lỗi Phong Thủy
- 9 Kỹ Năng 9: Mạnh Dạn Trả Giá Thấp
- 10 Kỹ Năng 10: Cần Sự Đồng Ý Của Người Khác
Cần thu thập và phân tích kỹ các thông tin liên quan tới tài sản bạn muốn đàm phán
Bao Gồm:
- Vị Trí Tài Sản
- Pháp Lý Của Bất Động Sản
- Nhân Thân Người Bán
- Lý Do Bán Tài Sản
- Thị Trường Hiện Tại
- Tính Thanh Khoản
- Biết vị trí tài sản bạn sẽ có thể điều tra tài sản được thông qua các công cụ
- Năm rõ pháp lý giúp bạn biết được tài sản này có đảm bảo giao dịch không, có tranh chấp không, có cắm cố tín dụng không vv..
- Biết nhân thân của người bán chúng ta sẽ biết được có nên làm việc với họ hay không, hay phương pháp làm việc giao dịch phù hợp nhất.
- Lý do bán tài sản là vô cùng quan trọng giúp bạn có thể hiểu được tâm lý của người bán và có những giải pháp đàm phán phù hợp.
- Biết được thị trường, giá bán của thị trường giúp bạn có thể định giá được bất động sản một cách khách quan và tương đối chính xác
- Biết tính thanh khoản giúp bạn có thể dự báo được khả năng ra hàng, khả năng quay vòng vốn của mình
- vv,,,,,
Trong một thương vụ mua bán, bên nào nắm được nhiều thông tin quan trọng hơn thì bên đó sẽ có phần lợi thế trong quá trình đàm phán.
Việc thu thập và tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng giúp bạn đạt kết quả tốt trong đàm phán và có thể tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình giao dịch
Kỹ Năng 2: Chọn Người Đàm Phán Phù Hợp
- Khi đi đàm phán Bạn không nên đi một mình
- Nên chọn người có khả năng và kỹ năng đàm phán tham gia cùng bạn.
- Cần thỏa thuận trước với đồng đội của mình về những mục tiêu cần đạt được trong đàm phán.
- Cần thống nhất trước với đồng đội của mình về nội dung cần đàm phán
- Phối hợp với nhau nhịp nhàng ăn ý để cuộc đàm phán đạt được kết quả tốt đẹp
Kỹ Năng 3: Xác Định Mục Tiêu Đàm Phán
Mục tiêu đàm phán ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của cuộc đàm phán. Nếu bạn không có mục tiêu nào khi bắt đầu bước vào đàm phán thì chắc chắn cuộc đàm phán của bạn sẽ không đi về đầu hoặc bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong quá trình giao dịch. Nếu bạn là bên mua có thể bạn phải trả giá rất đắt vì sự thiếu chuẩn bị của mình.
- Mục Tiêu đàm phán là giá bất động sản : Dự kiến mức giá tối thiểu/ giá tối đa khi mua bán bất động sản đó.
- Mục Tiêu tài sản đi kèm bất động sản
- Mục Tiêu là chi phí chuyển nhượng
- Mục Tiêu là tiến độ thanh toán
- Mục Tiêu là ……
- Càng rõ ràng về mục tiêu thì chúng ta càng nhanh chóng đạt được nó.
Kỹ Năng 4: Để Đối Tác Đưa Ra Đề Nghị Trước.
- Trong quá trình đàm phán về bất cứ nội dung nào bạn cũng nên để đối tác đưa ra đề nghị trước. Điều này rất có lợi cho bạn. Trong nhiều trường hợp nếu bạn đưa ra đề nghị trước, rất có thể là bạn sẽ bị “hớ”.
- Ví Dụ:
- Khi Đàm bán để mua một bất động sản nào đó nếu đối tác đưa ra giá bán thì bạn sẽ biết được giá bán tối đá của bất động sản đó. Sau đó bạn trả một mức giá thấp hơn nào đó. Thông thường thì mức giá bán sẽ là mức trung bình giữa giá người bán đưa ra và giá bạn trả.
Ký Năng 5: Hãy Tập Trung Lắng Nghe
Đây là kinh nghiệm hay mà bạn nên áp dụng trong quá trình đàm phán
- Mục đích của lắng nghe nhằm nắm được đầy đủ các thông tin trong cuộc đàm phán
- Hiểu rõ những thông tin, điều khoản đưa ra trong cuộc đàm phán
- Tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của người đối diện
- Lắng nghe giúp chúng ta biết rõ khách hàng đã hiểu đúng ý mà chúng ta muốn truyền đạt hay chưa. Nếu chưa hiểu đúng có thể nói lại chính xác điều mình muốn truyền đạt
- Biết được Bối Cải, Như Cầu, Thái Độ của khách hàng
- Từ đó đưa ra những quyết định có lợi nhất cho mình.
Kỹ Năng 6: Quan Sát, Theo Dõi Tâm Lý, Thái Độ
Trong quá trình đàm phán Bạn cần luôn theo dõi, quan sát, bám sát tâm lý và thái độ của khách hàng.
- Mọi người thường chỉ quan tâm tới vấn đề của mình, quan tâm tới điều mình muốn mà quên mất việc quan sát thái độ, tâm lý của người đối diện khi đàm phán
- Khi bạn trả giá mà người bán chấp nhận ngay có nghĩa là nhiều khả năng bạn đã bị “Hớ”. Có thể bạn gặp cao thủ thì bạn trả Hớ rồi họ vẫn tỏ ra bình thường nài nỉ bạn trả thêm để đánh lạc hướng sau đó trả vờ lùi nhún nhường để chốt đơn bạn một cách nhẹ nhàng.
- Khi người bán muốn được trả thêm một chút có nghĩa là họ đang rất muốn bán và gần như đã đồng ý bán cho bạn.
- Nếu người bán có vẻ không níu kéo thì có lẽ là họ không muốn bán cho bạn theo giá mà bạn đưa ra.
Kỹ Năng 7: Tìm Ra Nhược Điểm Để Chê
- Đây là một mẹo rất hay và Bạn nên áp dụng để hạ thấp giá trị của bất động sản. Khi đến xem bất động sản bạn phải cố gắng quan sát để tìm ra lỗi, nhược điểm để chê.
- Bạn nên luôn luôn nhớ câu: Có thể khen chủ chứ luôn phải tìm ra cái gì đó để chê bất động sản của họ.
- Nếu không có lỗi nào thì bạn cũng nên nghĩ ra lỗi để chê: Hướng không hợp, nhà quá rộng, đất quá rộng, đất quá bé, Tôi cần nhà lớn hơn, Tôi cần nhà nhỏ hơn, Kiến trúc này Tôi không thích.
Kỹ Năng 8: Chỉ Ra Lỗi Phong Thủy
- Phong Thủy Đất Đai giờ là nhu cầu thiết yếu của nhà đầu tư và người sử dụng
- Yếu Tố Phong thủy được hầu hết mọi người khi đi xem đi mua bất động sản rất quan tâm
- Những Bất động sản mắc lỗi phong thủy, không hợp phong thủy sẽ rất khó bán hoặc bán được với giá rất rẻ.
- Khi đi xem nhà đất bạn cần chú ý đến các lỗi phong thủy.
- Nếu Bất Động Sản mắc những lỗi phong thủy nhẹ, không ảnh hưởng tới việc tìm kiếm người mua bán sau này bạn cần nêu ra cho chủ nhà biết và yêu cầu họ giảm giá.
Kỹ Năng 9: Mạnh Dạn Trả Giá Thấp
- Sai Lầm: Nhiều người không trả giá hoặc không dám trả giá thấp
- Sái Lầm: Nhiều người lấy giá thị trường để trả giá và nghĩ chủ nhà không giảm giá đâu.
- Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp họ sẵn sàng trả giá thấp.
- Thông thường Bạn nên trả giá thật thấp ở biên độ lớn nhất có thể.
- Sau khi trả giá thấp không thành, bạn hãy gợi ý với chủ nhà là khả năng mình không mua nổi vì giá hãy còn cao, từ đó đề nghị bên bán giảm thêm.
- Tiếp đó bạn nên đưa ra lời đề nghị rằng mỗi bên nhường một bước
- Khi chủ nhà dần đã quen với mức giá mới, bạn sẽ dễ dàng thương lượng với mức giá trung bình giữa giá đưa ra của chủ nhà và giá đề nghị của bạn.
Kỹ Năng 10: Cần Sự Đồng Ý Của Người Khác
- Rất nhiều trường hợp trong quá trình đàm phán bạn đã thống nhất một điều khoản nào đó nhưng khi nghĩ lại bạn thấy mình đang bị “Hớ” đang ở thế bất lợi và không muốn thực hiện nội dung thỏa thuận đó nữa bạn có thể dùng đến mẹo là :” Đây là ý kiến cá nhân tôi, để quyết định chính thức tôi cần phải hỏi ý kiến những người khác nữa như Bố Mẹ, Vợ, Chồng,…
- Bạn nên áp dụng cách này khi cảm thấy thỏa thuận bị “Hớ” hoặc để sửa chữa, điều chỉnh những ý kiến của bạn đã đưa ra trước đó.
ST
Nguyễn Viết Thắng – CEO Anlux
Https://Anlux.vn
Giàu có hơn – Khỏe mạnh hơn – Hạnh phúc hơn
Hotline: 0834123888
ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ
Vui lòng điền chính xác email ở bên dưới để nhận thông báo bài viết mới.
thông tin của bạn được 100% bảo mật...